Sách liệt kê theo nhóm Bệnh, sau đó kể ra các tinh hệ có thể xảy ra
những bệnh tật này. Hễ tinh hệ này ở cung Mệnh, cung Tai Ách (có lúc
bệnh thuộc hệ thần kinh và bệnh mãn tính ứng nghiệm ở cung Phúc đức),
bất kể ở Lưu niên, ở Đại hạn, hay ở tinh bàn nguyên cục đều có thể ứng
nghiệm.
Về nguyên tắc luận đoán, vẫn cần chú ý tính chất của cung Tai Ách. Ví dụ
như Tham Lang có kèm sát tinh ở cung Tai Ách, tính chất có thể là bệnh
gan, cũng có thể là bệnh thận. Đến Đại hạn, cung hạn Tai Ách gặp Liêm
trinh - Thiên tướng, mà Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp Ấn", đây là
điềm tượng chủ về bệnh Thận hoặc bệnh về tính dục. Do Tham Lang ở nguyên
cục có tính chất chủ về bệnh thận, nên đến Đại hạn này chủ về ứng
nghiệm. Các tinh hệ dưới đây, thông thường đều phải gặp các Sát - Kị -
Hình - Hao mới đúng, và xem các sao hội hợp cát hung nhiều ít mà định
bệnh tình.
Sau đó tra các Lưu niên trong Đại hạn này, sẽ tìm ra Năm phát bệnh.
Nguyên tắc luận đoán này, mới nghe thật đơn giản, nhưng nhiều Danh gia
Đẩu số còn không biết. Bạn đọc có thể dựa vào nguyên tắc này để thực
tập, kinh nghiệm ngày càng phong phú, ắt sẽ có thành tựu.
Nhóm 1: Bệnh hệ thần kinh
Các tổ hợp sao chủ yếu là Thiên cơ, Thái âm, Thiên đồng. Cũng có thể nói
tổ hợp cách "Cơ Nguyệt Đồng Lương" rất dễ bị bệnh liên quan đến hệ thần
kinh, như suy nhược thần kinh, tâm thần, thiểu năng chí tuệ, .v.v...
Nhiều lúc bệnh mang tính suy nhược thần kinh có liên quan đến "Thiên
đồng - Cự môn". Nếu "Tử Vi - Tham lang" thủ cung Tai Ách gặp sao Đao hoa
quá nặng, thì lúc đến hạn "Cơ Nguyệt Đồng Lương" thủ cung Tai Ách,
thường dễ mắc chứng bệnh này, biểu hiện là dương nuy, di tinh, xuất tinh
sớm. Ở đây không cần xem Cự Môn.
Người bị bệnh tâm thần, chủ yếu xem Thiên cơ, đông y gọi là Can phong.
Nếu "Thiên cơ - Thái âm" đồng cung với Hỏa Đà, còn gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, là rối loạn Tâm thần kinh (hysteria),
thường có biểu hiện kích động, cử chỉ thất thường. Nhưng cần phải hội
Thiên Lương và có Thái Dương không có nhập miếu tương chiếu, mới ứng
nghiệm.
Bệnh viêm não Nhật bản-B, cũng có liên quan với tinh hệ "Cơ Nguyệt Đồng
Lương", năm phát bệnh là cung hạn Tai Ách Thiên Lương lạc hãm, hội chiếu
Hỏa tinh, Linh tinh. Phỉ liêm, Âm sát. Nhóm tinh hệ này khác với nhóm
tinh hệ chủ về bệnh Hysteria nên cẩn thận phân biệt.
Tinh hệ chủ về viêm màng mão đại khái tương tự với tinh hệ chủ về chủ về
viêm mang não Nhật bản - B, chỉ khác nhau một điều, là Thái Dương nhập
miếu, nếu Thái dương lạc hãm, phần nhiều là viêm não Nhật Bản-B, thời
gian ứng nghiệm thường là lúc hạn Tật Ách là Thất Sát hoặc Phá Quân.
Thất sát thường chủ về chứng viêm, Phá quân chủ về chứng viêm cấp tính.
Chứng miệng méo, miệng chảy nước dãi (không phải do trúng phong), thì
xem các tinh hệ chủ về bệnh chủ ở tạng Thận. Có lúc cung Tai Ách ở
nguyên cục là Tham lang, niên hạn ứng nghiệm là lúc cung hạn Tật Ách
"Thiên cơ - Thái Âm", cũng có lúc ngược lại, nguyên cục là "Thiên cơ
Thái âm", thời kỳ ứng nghiệm là hạn Tham lang. Đây là một ví dụ. Hai
chứng này đều gặp nhiều Tạp diệu như Thiên hư, Thiên sứ, Thiên diêu, thì
phải lưu ý.
Trong số các bệnh hệ thần kinh, có bệnh "rỗng tủy sống" (syringomyelia),
xem hệ "Thiên đồng - Cự môn" và hệ "Thất sát - Phá quân". Người bệnh
thường cảm thấy chân tê, không có cảm giác, nếu nghiêm trọng các ngón
tay ngón chân có thể bị co quắp, hoặc tê liệt phần mặt. Cổ nhân cho rằng
Thất sát, Phá quân là sao chủ về tổn thương, tàn tật, nguyên nhân có
liên quan đến chứng bệnh này.
Ngoài ra còn có bệnh múa tay múa chân (ST. Vitu's dance), người bệnh
không thể kiểm soát hoạt động của chân tay, thường có một số động tác
nhanh không tự chủ, có lúc thì mắt máy giật, nhíu may, lè lưỡi, bệnh
tình tuy không đau, nhưng rất phiền phức. Tinh hệ chủ về chứng này là
Tham lang đồng cung với Địa không, Địa kiếp, lại gặp thêm Kình dương,
Thiên sứ, có lúc là Thiên đồng hóa Kị đồng cung với Hỏa linh, Linh tinh,
Địa không, Địa kiếp, cũng chủ về chứng này, nhưng cung Tai Ách của
nguyên cục phải là Kình dương ở cung Ngọ, cũng là một nhân tố quan trọng
chủ về chứng này.
Đau dây thần kinh tam thoa, tinh hệ chủ yếu là "Thái Dương - Thiên
Lương", có Hỏa Linh hội chiếu hoặc đồng độ, lại gặp thêm Thiên thương,
còn có Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn" hội chiếu cung mệnh, đều
chủ về chứng bệnh này.
Tinh hệ chủ về liệt thần kinh mặt, và tinh hệ chủ về đau dây thần kinh
tam thoa rất khó phân biệt. Điều cần chú ý là, Kình dương phần nhiều chủ
về tê liệt thần kinh mặt, tinh hệ ứng nghiệm phát bệnh phần nhiều là
Thiên Cơ, còn đau dây thần kinh tam thoa thì không phải vậy.
Bệnh thiên đầu thống mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng -
Thiên lương", tạp diệu hội hợp phần nhiều có Thiên nguyệt, Thiên hình.
Có lúc là "Thiên cơ - Cự môn" đồng cung với Hỏa tinh cũng chủ về bệnh
xuất huyết não, khác với bệnh thần kinh đơn thuần, phân biệt chủ yếu là
tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" có biểu hiện choáng ngất.
Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" mà Thiên cơ hóa Kị, còn gặp thêm Thiên hư, thì càng ứng nghiệm.
Bàn tay chân run mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn", cũng có quan hệ với Đà la và Cô thần.
Bệnh tay chân run do trúng độc, thì xem tinh hệ "Thái dương - Thiên
lương", có Thiên nguyệt cùng bay đến tì càng đúng. Do trúng độc cũng có
thể gây ra chứng tắc ruột, thời kỳ ứng nghiệm phải xem cung hạn Cự Môn
Viêm da mang tính thần kinh là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng", thời kỳ ứng nghiệm ắt cung hạn phải gặp Thiên cơ, Thiên Đồng.
Nhóm 2: Bệnh hệ tiêu hóa
Cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, bao gồm Trường (ruột), Vị (dại dày), Can
(gan), Đảm (mật). Theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, có thể phân chia
như sau:
Vị hàn, thòng dạ dày (sa bao tử), thì xem Thiên phủ thuộc loại "kho lộ",
"kho rỗng", hoặc Tử vi là cách "tại dã cô quân", nhưng không được có
Hỏa tinh đồng độ mới đúng, có Hỏa tinh thì nhuyễn hóa thành chứng viêm.
Nếu tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng" thủ cung Tai Ách, thì thường là Vị
hàn, buồn nôn, hoặc tiêu chảy thuộc chứng Hàn, Thiên phủ đồng cung với
Hữu bật, phần nhiều là sa bao tử.
Chứng vị hàn cũng có thể là chứng dạ dày dư acid, các sao ứng nghiệm là
Thiên phủ gặp Thiên lương, Phá toái, Âm sát, gặp Liêm trinh hóa Kị thì
bệnh rất nghiêm trọng, có thể phát triển thành chứng đay dạ dày, thần
kinh dạ dày quá mẫn cảm.
Nếu là viêm dạ dày, thì xem Thiên cơ hoặc Cự môn. Thiên cơ thì chủ về
bệnh mãn tính, thường còn chủ về đau Gan. Cự môn đồng cung với Hỏa linh
thì chủ về viêm dạ dày cấp tính, hay viêm đại tràng cấp tính. Nếu tinh
hệ "Thiên cơ - Cự môn" đồng độ, nguy cơ bị viêm dạ dày hay viêm đại
tràng rất lớn. Có sao Lộc thì giảm nhẹ, không có sao Lộc mà còn hóa Kị
thì càng nặng thêm. Nhưng nếu có Lộc thì thường chủ về bệnh Trường Vị
bất hòa, mức độ nhẹ thì viêm dạ dày cấp tính. Bệnh viêm ruột thừa cấp
tính thì xem Thiên lương gặp Kình dương, hay Thất sát gặp Kình dương,
hoặc Phá quân gặp Kình dương. Trường hợp Phá quân gặp Kình dương cũng
chủ về viêm ruột kết, viêm đại tràng cấp tính
"Thiên đồng - Thiên lương" đồng độ, cũng
chủ về bệnh dạ dày, phần nhiều thuộc chứng hàn. Nếu có Thiên mã đồng độ,
lại gặp thêm Hỏa tinh, Linh tinh, thì phần nhiều là rối loạn tiêu hóa,
hoặc tiến triển thành tiêu chảy.
Tử vi cũng chủ về tiêu chảy, nhưng khác tính chất. Tiêu chảy của Tử vi
thông thường là hấp thụ không tốt, còn tiêu chảy của tinh hệ "Thiên đồng
- Thiên lương" là không tiêu hóa được.
Xơ gan thì xem Thiên cơ, cũng xem Thất sát ở hai cung Dần và Thân, nhưng trường hợp sau phần nhiều là viêm gan siêu vi.
Hễ Thiên cơ đồng cung với Phỉ Liêm, gặp các sao Sát - Kị, còn lại gặp
thêm các sao Hư, Hư hao, Hao, Thiên nguyệt, phần nhiều chủ về gan nhiễm
ấu trùng (Clonorchiasis) dẫn đến sơ hóa.
Nếu sơ gan do ống mật tắc nghẽn gây ra, thì xem Thiên tướng, có Đà la đồng độ thì càng đúng.
Ống mật tắc nghẽn thường do sỏi mật gây ra, tinh hệ ứng nghiệm là "Liêm
trinh - Thiên tướng" đối nhau với Phá quân có sát tinh đồng độ.
Giun chui ống mật (gây nên sỏi mật), ngoại trừ Thiên tướng, Đà la, còn
phải xem Phỉ liêm. Hễ bệnh liên quan đến ấu trùng, giun, đều phải xem
Phỉ Liêm và Thiên Nguyệt.
Có lúc Cự môn cũng chủ về bệnh túi mật, thì vẫn lấy cung hạn Thiên tướng
làm thời kỳ ứng nghiệm, nhất là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" thì
càng đúng.
Bệnh ở hậu môn chủ yếu xem Thiên đồng, phối với tạp diệu thì xem Âm sát, Long đức, Phá toái.
Trúng độc đường tiêu hóa khác với trúng độc mang tính thần kinh. Trường
hợp sau có thể ví dụ là sử dụng ma túy, trường hợp trước chỉ là ăn uống
trúng độc. Cung Tật Ách gặp Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn", Thiên
phủ lại không gặp sao Lộc, hoặc gặp sao Lộc mà đồng thời gặp Kình Đà,
thì đều phải chú ý vấn đề ẩm thực. Nếu lại gặp Liêm trinh hóa Kị, thì
càng phải đề phòng độc tố thức ăn nhiễm vào máu.
Nhóm 3: Bệnh hệ tuần hoàn
Nhóm bệnh này chủ yếu là bệnh tim mạch, huyết áp, phần nhiều xem Thái dương, kế đến là Thiên tướng.
Nhưng bệnh hệ tuần hoàn có khi do bệnh hệ thần kinh gây ra, Đông y gọi
là "Tâm Thận bất giao", hoặc suy nhược thần kinh, có thể dẫn đến tâm
thần phân liệt, nhịp tim rối loạn, các chứng bệnh này lại không liên
quan đến Thái dương hoặc Thiên tướng, bạn đọc có thể tham khảo ở mục đã
thuật ở trước.
Thái dương ở cung vượng, lại gặp Quyền - Lộc, cũng có thể chủ về huyết áp cao, không nhất định phải gặp sát tinh mới đúng.
Thái dương hóa Kị, hoặc Thái dương có Tứ sát tinh giao hội, cũng là điềm
tượng huyết áp cao. Nếu là tổ hợp "Thái dương - Cự môn" thì càng đúng.
Tổ hợp "Thái dương - Thiên lương" cũng chủ về trúng phong, bại liệt, vì
Thiên lương có tính chất bệnh kinh niên. Tinh hệ này cũng thường gặp các
sao Thiên Nguyệt, Thiên Hình hội hợp.
Thiên tướng chủ về Thận, cho nên lúc Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp
ấn", hoặc có các sao hung sát trùng trùng giao hội, cũng chủ về huyết áp
cao, cũng có thể là đau tim. Nếu cung Tật Ách của nguyên cục, có khuynh
hướng chủ về bệnh hệ thần kinh, lúc đến niên hạn Thái Dương thủ cung
Tai Ách, cũng dễ bị chứng huyết áp cao.
Còn chứng huyết áp thấp có liên quan đến hệ nội tiết, cũng xem tinh hệ
"Thái dương - Thiên lương", nhưng thường có Địa không, Địa kiếp hội hợp.
Một tinh hệ quan trọng khác là "Thái dương - Thái âm", hễ có chứng
trạng âm dương bất hòa, thì cũng là rối loạn nội tiết.
Cự môn đồng độ với Đà la, hội Thái dương có sát tinh, có lúc chủ về đau thắt ngực (angina pectoris), xơ vữa động mạch; nhưng cũng có thể là bán thân bất toại, tức trúng phong (tai biến mạch máu não)
Tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" cũng chủ về đau thắt ngực, nếu hội
các sao Hình - Kị, thì chủ về tắc nghẽn cơ tim, tắc nghẽn mạch máu.
Bệnh hệ tuần hoàn cũng bao gồm các chứng thiếu máu, tăng bạch cầu, các
chứng này thì xem Liêm Trinh, nếu Liêm trinh hóa Kị, có các sao ác sát
tụ hội, thì chứng bệnh càng nghiêm trọng.
Nếu do trúng độc gây ra thiếu máu, thì vẫn xem Thiên Lương, hoặc xem tinh hệ "Thái dương - Thái âm".
Thiếu tiểu cầu da có thể bị bầm tím, chứng bệnh này lấy Thiên đồng hóa
Kị làm điềm tượng. Có lúc Thái dương hóa Kị ở nguyên cục có Âm Sát đồng
độ, niên hạn ứng nghiệm là lúc đến cung tật ách Thiên đồng hóa Kị gặp
các sao Sát - Hình; hoặc Thiên đồng của nguyên cục hóa Kị, niên hạn ứng
nghiệm là lúc đến cung hạn tật ách Liêm Trinh đồng cung với Âm Sát.
Nhưng trường hợp sau có sự khác biệt tinh tế, y học gọi là da bị bầm tím
có tính mẫn cảm, không có liên quan đến tình trạng thiếu tiểu cầu.
Nhóm 4: Bệnh hệ hô hấp
Nhóm bệnh này chủ yếu xem Vũ Khúc, kế đến là Thiên Đồng. Nếu Thất sát,
Phá quân hội hợp với các sao Sát - Kị, nhất là Vũ khúc hóa Kị, thì bệnh
tình nghiệm trọng, hoặc bị ác tính.
Nhưng cũng có một số bệnh chứng không có liên quan đến các tinh hệ chủ
về bệnh đường hô hấp như đã thuật ở trên; như hen suyễn thường xem Thái
âm, Thiên lương, nếu hen suyễn là tính bẩm sinh thì xem tinh hệ "Liêm
trinh - Thất sát". Trường hợp trước là bệnh ở ống phế quản, trường hợp
sau là bệnh dị ứng bẩm sinh.
Nếu là bệnh viêm ống phế quản cấp tính, thì lấy tinh hệ Vũ khúc gặp Hỏa
tinh, Linh tinh làm ứng nghiệm, có Thiên mã cùng bay đến, thì bệnh tình
càng nghiêm trọng. Bệnh viêm ống phế quản mãn tính cũng có thể xem Vũ
khúc, nhưng nếu do ngoại vật xâm nhập lâu ngày mà gây ra bệnh, như người
hút nghiện thuốc lá, hay công nhân làm việc ở nơi nhiều bụi, thì xem
Thiên đồng, Cự môn có các sao Sát - Kị tụ tập, có thể phát triển thành
bệnh tràn khí phổi (pulmonary emphysema)
Ho gà thì lấy Thiên Lương làm điềm tượng, nhất là tinh hệ "Thiên đồng -
Thiên lương" gặp sát tinh, có Thiên mã, phần nhiều chủ về bệnh ho gà.
Khác với tắc nghẽn cơ tim là tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" gặp sát
tinh, mà không có Thiên mã.
Lao phổi (phổi kết hạch) thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", hoặc
tinh hệ "Vũ khúc - Thất sát". Nếu nguyên cục gặp tinh hệ này, đến đại
hạn hoặc lưu niên, gặp cung hạn tật ách Thái âm hóa Kị hội Hỏa Linh là
bệnh tình nghiêm trọng, thường phát triển đến giai đoạn cuối.
Bệnh tràn khí phổi cũng xem Vũ khúc, nếu Vũ khúc hóa Kị, bị Liêm trinh
hóa Kị của cung hạn xung hội, lại gặp các sao Thiên hình, Thiên nguyệt,
Âm sát thì ứng nghiệm.
Một nhóm sao khác chủ về tràn khí phổi, là Phá quân đồng cung với Văn
khúc hóa Kị. Còn Vũ khúc hóa Kị đồng cung với Văn khúc hóa Kị thì chủ về
kéo đàm, hen suyễn.
Nếu bệnh ở cổ họng thông thường là viêm amidan, xem Cự môn hóa Kị thì
càng đúng. Nếu là bệnh bạch hầu, thì xem tình hình Thái âm và Cự môn
xung hội, nếu các sao Sát - Kị trùng trùng thì ứng nghiệm. Nếu là viêm
họng thì lấy Địa không, Địa kiếp, Đại hao làm biểu trưng.
Nhóm 5: Bệnh hệ tiết niệu, cơ quan sinh dục
Nhóm bệnh này, thì xem Thiên đồng, Thiên tướng, Liêm trinh.
Khi bệnh tình phát triển đến giai đoạn cuối, nhất là những bệnh có tính viêm, thì xem Thiên lương, Thất sát, Phá quân.
Hễ viêm thận cấp tính hay mãn tính, phần nhiều đều lấy Liêm Trinh làm
ứng nghiệm. Nếu Liêm trinh gặp Tham lang đồng độ, hoặc vây chiếu có sát
tinh, hoặc Liêm trinh hóa Kị có sát tinh, đều chủ về viêm thận.
Nhưng nếu viêm thận do hệ sinh dục bị nhiễm trùng gây nên, thì không gặp
Tham Lang cũng ứng nghiệm, ví dụ như tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng"
bị Kình Đà giáp cung, Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay cách "Hình
Kị giáp ấn" đều có thể mắc bệnh nhiễm trùng này.
Nếu bệnh viêm thận phát triển đến giai đoạn mặt bị thũng, hoặc thậm chí
ngực hay bụng giữ nước, thì lấy niên hạn cung tật ách gặp tinh hệ "Thiên
đồng - Thái âm" và các sao sát kị, làm thời kỳ ứng nghiệm.
Bệnh bàng quang làm khó tiểu tiện, thì xem Thiên tướng, trường hợp đồng
cung với Đà la là đúng. Nếu là bệnh do tuyến tiền liệt gây ra tiểu tiện
khó, thì lấy Tham lang, Liêm trinh làm ứng nghiệm, tinh hệ "Hỏa Tham",
hay "Linh Tham" càng chủ về bệnh này.
Niệu đạo kết sỏi, hay sỏi bàng quang, thì xem tinh hệ "Liêm trinh -
Thiên tướng", lấy trường hợp khi bị Kình dương và Đà la giáp cung, hay
cách "Hình Kị giáp ấn" là đúng. Có lúc tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn" hóa
Lộc, bị Hỏa tinh và Linh linh giáp cung, cũng chủ về bệnh này. Tinh hệ
"Thiên đồng - Cự môn" chủ về bệnh ở đường ống niệu, niệu đạo kết sỏi
cũng có thể gây tiểu tiện khó.
Bệnh tiểu tiện khó trái ngược với bệnh đái tháo nhạt, là tiểu ra quá
nhiều nước. Chứng đái tháo nhạt, Đông y cho rằng do thận hư, vì vậy xem
Thái âm, Thiên đồng. Nhưng cũng do "thùy thể" sau não phân tiết thất
thường mà gây ra, thì chọn xem Thái dương hóa Kị, hội Cự môn gia sát
tinh làm ứng nghiệm.
Các bệnh về tính dục liên quan đến hệ tiết niệu, đều xem Tham lang, Liêm
trinh, lấy trường hợp gặp các sao Đào Hoa, Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Kị
làm ứng nghiệm. Thời kỳ ứng nghiệm, có khi kéo dài đến lúc gặp niên hạn
Thiên Đồng thủ cung tật ách mới phát tác. Hoặc ngược lại, cung Tật Ách
của nguyên cục gặp Thiên đồng, đến niên hạn "Tham lang - Liêm trinh" thủ
cung tật ách mới phát tác. Hai nhóm tinh hệ cũng có sự phân biệt,
trường hợp trước là do thể chất dễ nhiễm bệnh tính dục, trường hợp sau
là do thể chất dễ nhiễm bệnh hệ tiết niệu.
Cho nên, các bệnh như thoát vị bẹn, sa đì, viêm tinh hoàn, lấy tinh hệ
"Liêm trinh - Thiên tướng" làm điềm tượng. Nhóm tinh hệ này, dù có gặp
sao Lộc, cũng không thể xem là tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nếu nguyên cục là "Liêm trinh - Thiên tướng", mà Liêm trinh hóa Lộc (có
lúc còn hội Lộc tồn), thường ở Đại hạn Liêm trinh lại gặp Lưu lộc thì
phát bệnh. Cho nên Hóa Quyền, Hóa Lộc, Hóa Khoa không đại biểu cho việc
tránh mắc bệnh, đây là một ví dụ.
Nhóm 6: Bệnh ở ngũ quan
Bệnh ở ngũ quan rất phức tạp, thông thường là do bệnh ở nội tạng phát
bệnh mà dẫn đến. Đẩu Số nghiên cứu về bệnh tật, cổ nhân để lại tư liệu
chứng nghiệm không nhiều. Vương Đình Chi tuy có nỗ lực nghiên cứu bổ
xung, nhưng do thời gian và kiến thức y học đều có giới hạn, nên tư liệu
chứng nghiệm về bệnh tật ở ngũ quan càng không được đầy đủ.
Đông y giải thích bệnh tật ở ngũ quan chỉ căn cứ lý luận âm dương ngũ
hành và lý thuyết tạng phủ, thực ra không đủ để từ đó, luận đoán ra
nhiều bệnh tật ở ngũ quan. Ví dụ như mắt bị cườm nước (glaucoma)
rất khó tìm ra tinh hệ chính xác tuyệt đối. Vương Đình Chi kể, ông từng
tình cờ gặp một trường hợp Thái dương lạc hãm hóa Kị mà mắt bị bệnh
cườm nước (glaucoma), nhưng trước đó Ông cũng từng
gặp một người bị mù mắt vì bệnh cườm nước, mà cung Tai Ách lại là Thiên
Lương. Vì vậy, Vương Đình Chi đề nghị xem Thái Dương, Thiên Lương, Cự
Môn, là điềm tượng chủ các bệnh về mắt, để bạn đọc tham khảo.
Viêm giác mạc mắt là Thái Dương gặp sát tinh, hoặc Thái Dương đồng cung
với Hỏa tinh. Chứng bệnh này lấy trường hợp Thái dương hóa Quyền hay hóa
Lộc làm ứng nghiệm. Nếu gặp các sao Kình dương, Thiên hình, Thiên sứ,
mà Thái dương hóa làm sao Kị, sẽ chủ về phẫu thuật ở bộ phận mắt, nhẹ
thì viêm thần kinh thị giác.
Mắt mù do bệnh tiểu đường gây ra, thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thiên
tướng". Nếu do nguyên nhân khác gây ra, vẫn xem Thái dương, hoặc tinh hệ
"Thiên đồng - Thái âm".
"Thiên đồng - Thái âm" chủ về Thận, gây ra bệnh mắt là do tạng thận gây
ra. Vì vậy, thận khí hư, thường sẽ bị chứng ruồi bay trước mắt, cũng lấy
nhóm tinh hệ này làm ứng nghiệm
Bệnh tai, các nhà Đẩu Số cổ đại chỉ xem Thất Sát, nếu có Long Trì đồng độ, sẽ chủ về tai điếc.
Nếu do thận hư gây bệnh ở lỗ tai, tai ù, thì có thể dùng tinh hệ chủ về bệnh thận để luận đoán, như tinh hệ Thái Âm.
Nhưng nếu là bệnh viêm tai giữa, theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi,
thì tinh hệ "Vũ khúc - Thiên tướng" có Hỏa tinh hội hoặc vây chiếu,
thường chủ về chứng bệnh này.
Viêm họng, lấy Cự Môn làm ứng nghiệm, và cũng xem Thiên đồng, Thái âm.
Khoang miệng thường bị lở, miệng lưỡi bị rát bỏng, thì lấy Cự môn hóa Kị làm điềm tượng.
Đau răng thì phải xem Phá Quân, Vũ Khúc, sâu răng thì xem Thiên tướng có bị sát tinh giáp cung hoặc hội chiếu hay không.
Chảy máu mũi thì xem Liêm Trinh, không cần hóa Kị, gặp sát tinh và Âm Sát, là chủ về bị chảy máu mũi.
Mũi dị ứng và viêm mũi, thì lấy tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", và tinh
hệ "Liêm trinh - Phá quân" có kèm sát tinh làm điềm tượng.
Nhóm 7: Bệnh phụ khoa
Các sao về bệnh phụ khoa, cổ nhân tương truyền là Liêm Trinh và Tham
Lang, các sao khác như Tử vi, tinh hệ "Thái âm - Thiên cơ", Thiên đồng,
Thiên tướng, Phá quân, cũng chủ về đau bụng kinh, huyết trắng, nhưng ý
nghĩa trùng lặp, phân biệt giới hạn không rõ, cho nên lúc luận đoán hơi
chung chung.
Luận đoán đặc biệt như Thiên Lương đồng cung với Hỏa tinh, Linh tinh,
chủ về bệnh ung thư vú, mức độ chính xác rất cao. Theo chứng nghiệm của
Vương Đình Chi, nếu Tham Lang hóa Kị xung hội Liêm trinh hóa Kị, hoặc Vũ
khúc hóa Kị, đồng thời còn gặp Kình Đà xung chiếu, thì chủ về tử cung
hoặc ống dẫn trứng có khối u, độ chính xác cũng cao. Nhưng đáng tiếc,
những chứng nghiệm như vậy không nhiều, vẫn còn chờ nghiên cứu thêm.
Hiện chỉ thuật một số nguyên tắc rất có giới hạn.
Bệnh phụ khoa thường gặp nhất là đau bụng kinh. Mếu không kèm bị viêm
thì có thể là Thiên Tướng, có lúc là tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng". Nếu
có kèm bị viêm là Tham Lang. Nếu ở hai cung Tị hoặc Ngọ mà gặp sát tinh,
thì chủ về lệch tử cung, nội mạc tử cung bị dị dạng bẩm sinh.
Nếu kinh nguyệt không điều hòa và ra nhiều máu, thì xem Thiên Đồng, hoặc
tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm". Trường hợp tính chất của Thiên Đồng là ôn
hòa, thì không kèm bệnh biến, gọi là "xuất huyết có tính cơ năng". Nếu
tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm" có sát tinh, sẽ chủ về bệnh biến, nếu
nghiêm trọng có thể là sa tử cung.
Bệnh sa tử cung cũng gặp ở trường hợp Thiên Tướng thủ cung tật ách, gặp
các sao Đào Hoa và Thiên Hư, Địa không, Địa kiếp, phần nhiều là do sau
khi sinh cơ thể hư nhược gây ra.
Nếu viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, thì lấy Tử vi độc tọa ở
hai cung Tý và Ngọ làm điềm tượng; nếu có Kình dương đồng độ, lại gặp
Hàm Trì, Đại Hao, nhất là gặp Hỏa tinh, Linh tinh, thì càng chính xác.
Hai sao Liêm Trinh, Thiên Cơ chủ về bệnh kín của phụ nữ, phần nhiều là
kinh nguyệt kho ít, hoặc huyết trắng (bạch đới), còn kèm bị viêm âm đạo.
Nhưng nếu đã gặp tinh hệ chủ về bị viêm, mà đến niên hạn có sao Thiên
Tướng, Đà la, Âm sát, Thiên hình, Thiên nguyệt, Thiên đức thủ cung tật
ách, thường thường có thể phát triển thành khối u, hoặc ung thư. Có lúc
đến niên hạn Vũ khúc hóa Kị thì cung tật ách cũng chủ về ứng nghiệm.
Phá Quân thủ cung tật ách, thì bệnh tình rất là nghiêm trọng, nhất là
hội hợp với Vũ khúc hóa thành sao Kị, lại gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp
cung, tạp diệu lại gặp các sao hư, hao, hình, nguyệt, phần nhiều chủ về
ung thư cổ tử cung, nhưng hiện tượng bề ngoài chỉ là ra huyết trắng.
Nếu là viêm âm đạo do nhiễm trùng, thì cần chú ý Phỉ Liêm
Viêm tuyến vú thì xem Thiên lương, cần chú ý xem có Hỏa tinh, Linh tinh
đồng độ hay không, có thì bệnh tình có thể phát triển thành ác tính.
Phụ nữ mang thai thì lấy trường hợp cung Mệnh, cung Phúc đức, hoặc cung
Phu thê, gặp Hồng loan, Thiên hỷ làm nguyên tắc luận đoán. Nếu lưu niên
gặp Lưu Xương, Lưu Khúc hội chiếu, cung Tử Tức của Lưu niên cát lợi, thì
có thể mẹ tròn con vuông. Nhưng nếu cung Tử Nữ của nguyên cục gặp Thiên
đồng, Thái âm, nhưng một sao hóa làm sao Kị, lại gặp sao Không, và các
sao Hoa cái, Âm sát, Thiên sứ, Thiên hư, Đại hao, thì có thể không sinh
đẻ. Lúc này cung Tật ách cũng có điềm tượng, có thể hiển thị bệnh biến
về tính dục bẩm sinh, hoặc bệnh biến về tính dục hậu thiên. Hai tinh hệ
Tham lang và "Thiên cơ - Thái âm" ở hai cung Tị hoặc Ngọ là điềm tượng
dị dạng bẩm sinh. Có thể bổ cứu là Thiên Tướng, nhưng nếu Thiên tướng là
cách "Hình Kị giáp ấn", gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay Kình
dương và Đà la giáp cung, thì cũng có thể bị dị dạng bẩm sinh.
Bảy nhóm bệnh chứng thuật ở trên chưa được toàn diện, còn rất nhiều
chứng bệnh thiếu chứng nghiệm, Vương Đình Chi kể, ông từng gặp một
trường hợp, đoán là bị sa tử cung, không sinh nở được, nhưng rốt cuộc
lại là chứng bệnh rất hiếm gặp, gọi là chứng "thạch nữ", bà ta kết hôn
hơn 10 năm mà vẫn không thể gần gũi với chồng. Những căn bệnh hiếm gặp,
cổ nhân không để lại nguyên tắc luận đoán, ứng nghiệm như thế nào phải
do người đời nay tìm tòi nghiên cứu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét