Khâm thiên giám

Sao Thái dương - Lục Bân Triệu

      Sao Thái dương trong ngũ hành thuộc dương hỏa, ở trên bầu trời là mặt trời, hóa làm quý khí. Ở nam mệnh là Phụ tinh - sao Cha, và Tử tinh - sao con trai. Ở nữ mệnh, làm Phụ tinh - sao Cha, Phu tinh - sao Chồng, và Tử tinh - sao con trai. Thích hợp người sinh ban ngày, không thích hợp người sinh ban đêm. Là chủ tinh của cung sự nghiệp trong mệnh bàn.
  
      Thái dương ở trong 12 cung đều có tên gọi riêng: 
- Thái dương đến cung Tý gọi là Thiên Nghi, chủ về người giầu tình cảm, sinh quý tử.
- Thái dương đến cung Sửu gọi là Thiên U, nhật nguyệt đồng cung chủ về người có tính tình chợt âm chợt dương, khó mà đoán trước được.
- Thái dương đến cung Dần gọi là Thiên Tang, là ý nói mặt trời mọc ở Phù tang, đó chính là lúc mặt trời rạng đông, khó mà đoán trước được.
- Thái dương đến cung Mão gọi là Thiên Ô, chủ về người anh minh khí khái đại lượng, đa tài đa nghệ, danh hiển giầu có.
- Thái dương đến cung Thìn gọi là Thiên Sảng, là lúc mặt trời ra khỏi cửa Rồng (long môn), chủ về còn trẻ đã hiển đạt, quyền thế, có tiếng tăm vang xa.
- Thái dương đến cung Tị gọi là U Trưng, chủ về người có trí khí cao ngạo, quá lộ tài năng, là người lộc hậu quyền cao, công danh hiển đạt.
- Thái dương đến cung Ngọ gọi là "Nhật lệ trung thiên", chủ về người phúc hậu, lộc trọng, chí cao khí mạnh,
- Thái dương đến cung Mùi gọi là Thiên Huy, nhật nguyệt chói lọi, chủ về quyền thế hào sảng.
- Thái dương đến cung Thân gọi là Thiên Ám, chủ về học nhiều mà thành tựu ít, xử sự nhiều quanh co.
- Thái dương đến cung Dậu gọi là Cửu Không, chủ về người làm việc hanh thông, song hữu thủy hữu chung, tối kị Sát tinh, có tai nạn tù tội hoặc hình khắc.
- Thái dương đến cung Tuất gọi là Thiên Khu, mặt trời giấu ánh sáng, tiếng tăm tuy không nổi bật, song nếu gặp Cát diệu thì lại giầu có.
- Thái dương đến cung Hợi gọi là Ngọc T, nhật nguyệt quay lưng lại nhau, trái lại trở thành đại cục, còn trẻ đã lập nên công trạng.

      Sao Thái dương rất ưa thích các cát tinh Tam thai, Bát tọa, Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật hội và chiếu, chủ về sự nghiệp lớn lao, đã phú còn quý. Thái dương ở Tuất địa chủ về tình trạng bị đau mắt, lòa. Ở Ngọ địa tuy quý song ánh mặt trời chiếu quá mạnh, nên cũng chủ về bị bệnh đau mắt. Thái dương ở Hợi địa trái lại có thể phát đạt song phải hội ngộ Lộc tồn, Hóa Lộc, Thiên mã mới là hợp cách. Tóm lại, sao Thái dương lấy Quý làm chủ, kế đến mới Phú, còn sao Thái âm lấy Phú làm chủ kế đến với Quý.


      Thái dương ở cung Mệnh

      Thái dương ở cung Mệnh thì chủ về người có sắc mặt hồng nhuận hoặc kèm sắc đỏ tía, khuôn mặt đãy đà hoặc dài tròn. Ở Ngọ địa thì thân hình cao lớn, phong thái tiêu xài thoải mái, lạc hãm thì thân hình trung bình hay lùn thấp.
      Nam mệnh miếu vượng thì chủ về người tính tình hào phóng, có lòng tử bi hỷ xả, bẩm tính thông minh, chí khí cao ngạo. Nếu được Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt, Văn xương, Văn khúc, Lộc tồn, Thiên mã, Hóa Lộc, Hóa Khoa, Hóa quyền hội và chiếu, chủ về quý cực phẩm, văn võ toàn tài. Song, Thái dương cần phải nhập miếu và sinh ban ngày, không gặp Sát diệu thì mới hợp cách.
      Dần địa và Mão địa gọi là Húc nhật đông thăng = mặt trời mọc ở phương đông
      Thìn địa và Tị địa gọi là Nhập điện = vào điện, hoặc gọi là Nhật du long môn = Mặt trời dạo chơi ở cửa rồng.
      Ở Ngọ địa gọi là Nhật lệ trung thiên = Mặt trời đẹp ở giữa trời, chủ về đại phú đại quý.
      Ở Sửu địa Mùi địa gọi là Nhật nguyệt đồng minh = Mặt trời mặt trăng đều sáng, cho nên nói chợt âm chợt dương
      Thân địa thiên về Tây, làm việc có đầu mà không có đuôi, trước thì siêng năng công tác, làm việc cẩn thận nghiêm túc, sau thì lười biếng tùy tiện, học mà không cầu hiểu rõ
      Ở Dậu địa gọi là Lạc nhật = Mặt trời lặn, quý mà không hiển, giầu mà không bền, bề ngoài thì đẹp đẽ hào nhoáng nhưng bên trong thì thật trống rỗng.
      Ở Tuất Hợi Tý Sửu gọi là Thất huy = Mất ánh sáng, chủ về người làm việc tất bật, vật vả nhưng lại không thực tế. Đoạn này chú giải tên gọi Thái dương ở 12 cung, so với chú giải của Cổ nhân có chỗ bất đồng, nay đều ghi ra hết, để người học dùng làm tham khảo.


      Thái dương ở Mão địa nếu được Hóa Lộc là thượng cách. Ở Hợi địa gặp Lộc tồn, Hóa Lộc, Thiên Mã tuy có thể giầu song thủa ấu niên Cha bất lợi. Thái dương hóa Kị cũng bất lợi cho Cha, hoặc đau mắt. Nếu cùng Kình Đà Hỏa Linh tương hội thì chủ về người có số hoạch phát hoạch phá, quý không được lâu, phú không được dài. Có Xương Khúc Khôi Việt Tả Hữu giáp cung Mệnh là được quý.

      Nữ mệnh có Thái dương đến cung Mệnh, nhập miếu, và người sinh ban ngày, tính tình trinh liệt hào sảng, có chí khí trượng phu. Có các cát tinh Tả phù, Hữu bật, Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên việt, Lộc tồn, Hóa Lộc, Thiên mã, Tam thai, Bát tọa hội và chiếu, là nhất phẩm phu nhân, vượng phu ích tử. Có tam hóa Khoa Quyền Lộc vây chiếu cung Mệnh, cũng chủ về cách  được phong phu nhân. Nữ Mệnh mừng nhất là được sao Thái dương nhập miếu, phần nhiều là người thông minh từ ái, phúc lớn lượng rộng. Song nếu lạc hãm,  thì làm việc lên lên xuống xuống, tính tình nóng nảy. Đồng cung với Hỏa tinh thì tính tình chân thật, xử sự theo tình cảm nhưng rất vất vả lại thiếu duyên với người. Thái dương hóa Kị, còn trẻ thì khắc chồng về già thì khắc con, nên kết hôn chậm muộn hoặc làm kế thất, vợ lẻ. Nếu gặp Kình Đà Linh Hỏa, Thiên hình, Không Kiếp thì chủ về hình khắc, phần nhiều làm ni sư ở cửa Không, hoặc sống độc thân phục vụ xã hội. Vì Thái dương gặp Sát tinh, tính tình sẽ trinh liệt, cứng cỏi, cho nên chủ về người đoan trang, chững chạc. Nếu lạc hãm thì gọi là phản bối (quay lưng lại), hai mắt cận thị, hoặc một mắt to một mắt nhỏ. Gặp Phá quân thì chủ về lấy chồng không đúng lễ nghi.

      Đại hạn lưu niên ở cung độ sao Thái dương đến, nhập miếu, gặp Cát tinh, tất sẽ bình bộ thanh vân, thêm tài tiến phúc, kết hôn có con, phú quý danh tiếng đến. Nếu lạc hãm mà gặp tứ Sát còn gặp thêm Không Kiếp chủ về làm việc mà như không, nhiều tranh giành mà ít thành tựu, bị tiểu nhân xâm hại, phá tài, đầu choáng. 


                

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét