Thiên
lương là sao thứ hai của Nam Đẩu, ngũ hành thuộc dương Thổ.
Trong Đẩu Số, Thiên Lương được ở vị
trí “giám sát ngự sử”. Cổ nhân nói “Thanh danh vinh hiển ở vương
thất, chức vị đến phong ninh” (Hiển
thanh danh vu vương thất, chức vị lâm vu phong ninh). Thời xưa, quan
phong ninh có nhiệm vụ là “nghe chuyện mà tấu vua” (văn phong tấu sự), can gián hoàng đế, đàn hạch đại thần,
tuy không chủ quản về hình pháp, nhưng trong thực tế thì có ý vị
của hình pháp, kỷ luật, nguyên tắc.
Thiên lương tuy được gọi là “ấm tinh” (sao che chở), nhưng về
bản chất lại có tính “cô kị”.
Thích hành động một mình, tính tình mạnh mẽ, tính nguyên tắc rất
mạnh, đây là tính cách thuộc phương diện “cô kị”. Ở phương diện khác, thì căn cứ vào những nguyên
tắc mà bản thân mình đã định hình, để giải quyết bất hòa, tranh chấp, phân
xử thị phi, do vậy thường bị cuốn vào vòng nan giải khó khăn, kéo
theo sự bất toàn của bản thân. Chính vì vậy, phàm người có Thiên
lương thủ mệnh, rất nên theo ngành y dược, bảo hiểm, công tác xã
hội,… tức những nghề liên quan đến “che chở” (ấm tinh).
Thiên lương không ưa Hóa Lộc, hoặc có
Lộc tồn đồng độ, nếu không, sẽ vì tiền bạc mà bị đố kị, dẫn tới
xảy ra thị phi; hoặc tiền bạc của Thiên lương thuần túy nhờ vào việc
hóa giải khó khăn của người khác mà có, vì vậy Thiên lương thích
hợp với những nghề có sắc thái giải nạn cho người, cởi bỏ khúc
mắc cho người, xóa tan phiền toái cho người. Cùng là Thiên lương Hóa
Lộc, đối với bác sỹ thầy thuốc, thì Thiên lương là sao hóa Cát, còn
đối với thương nhân, thì Thiên lương là sao hóa Hung, bởi vì xóa tan
phiền toái cho bệnh nhân là chức trách của bác sỹ và thầy thuốc;
còn đối với thương nhân thì phải trải qua khó khăn mới kiếm được
tiền.
Nhưng bất kể như thế nào, Thiên lương
mà có sao Lộc, tất sẽ khơi động một tính chất mạnh mẽ nào đó
thuộc về bản chất của nó. Ví như hệ “Thiên lương Thiên đồng” vốn chủ
về mệnh tạo có phong cách đặc biệt, nhưng gặp sao Lộc thì trở thành
“buông xuôi theo dòng nước”.
Lúc luận giải và luận đoán về sao
Thiên lương, cần quan sát hai phương diện sau:
1-
Các
sao hội hợp có sảnh hưởng như thế nào đối với tính “cô kị” của nó ? Làm mạnh thêm hay
làm yếu đi ?
2-
Tính
tình của sao Thiên lương sẽ vì các sao hội hợp mà thay đổi như thế
nào ?
“Cơ Nguyệt Đồng Lương” là một cách
nổi tiếng. Cổ nhân nói “Cơ Nguyệt Đồng Lương chủ về làm lại người” (Cơ Nguyệt Đồng Lương tác lại nhân).
Nhưng khi Thiên đồng và Thiên lương
đồng độ, hay Thiên cơ và Thiên lương đồng độ, Thiên lương độc tọa, Thiên
đồng độc tọa, Thiên cơ và Thái âm đồng độ… thì tình hình cung mệnh
của cách “Cơ Nguyệt Đồng Lương” trên thực tế vẫn có sự phân biệt.
Mói một cách khái quát, lấy Thiên lương độc tọa thủ mệnh
là cách tốt, bởi vì so với các trường hợp khác, thì nó ít có tâm
kế thủ đoạn hơn.
Nhưng bất kể như thế nào, trong tổ
hợp “Cơ Nguyệt Đồng Lương”, đối với Thiên lương ắt có tính “cô kị”, gặp tứ sát Kình dương, Đà
la, Hỏa tinh, Linh tinh, thì tính “cô kị” càng nặng, cần phải có Văn
xương, Văn khúc hội hợp, mới có thể điều hòa. Nếu Thiên lương đi với
các sao Kình dương, Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh, có thêm Hóa Kị, thì tai
nạn càng thêm nặng.
Cổ nhân nói “Thiên lương, Thiên đồng,
Thiên cơ, Thái âm” ở Dần hoặc ở Thân, chủ về cuộc đời lợi về nghề
nghiệp, thông minh” (Lương Đồng Cơ
Nguyệt Dần Thân vị, nhất sinh lợi nghiệp thông minh), nói “lợi
nghiệp thông minh”, nhưng tính “cô kị” vẫn là chuyện tất nhiên.
Ngoại trừ tứ sát ra, Thiên lương còn
không ưa gặp Thiên mã, Địa không, Địa kiếp.
Thiên lương vốn có sắc thái hành
động một mình, gặp Thiên mã sẽ biến thành “ngựa không cương”, dụng ý
ngựa không có chủ là ngựa đi hoang, chủ về phóng đãng. Cổ nhân nói
“Thiên lương Thiên mã ở hãm địa, chủ về trôi dạt, không còn nghi gì” (Thiên lương Thiên mã hãm, phiêu đãng vô
nghi).
Phàm Địa không hay Địa kiếp ở cung
Mệnh, vốn đã có sắc thái cuồng ngạo, không kềm chế, lạnh nhạt không
chịu hòa hợp với người khác, lý tưởng chủ nghĩa xuông. Nếu Thiên lương
đồng độ với một trong hai sát tinh này, thì tư tưởng của mệnh tạo
càng trở nên khó hiểu.
Truyền thừa khẩu quyết của phái
Trung Châu là “Thiên lương gặp Địa không hoặc Địa kiếp, chủ về người
này là Nguyển Tịch, Kê Khang” (Thiên
lương Không Kiếp, kỳ nhân Nguyễn Tịch, Kê Khang). Nguyễn Tịch, Kê
Khang là danh sỹ đời Tấn trong nhóm “Trúc lâm thất hiền”, uống riệu
như dùng thuốc, lại có nhiều lời bình luận về thế sự, chính vì những lời bình luận này mà bị giết.
Thiên lương đồng độ cùng với Thiên
hình, làm mạnh thêm tính nguyên tắc của Thiên lương, có thể biến
thành lòng dạ như sắt thép, nên nói gặp người Thiên lương không dễ
thỏa hiệp. Nếu lại gặp Kình dương, thì tính càng thêm “cô độc”. Khẩu
quyết của phái Trung Châu là “Thiên lương gặp Thiên hình, người này
giống như Bao Chửng mặt sắt” (Thiên
lương Thiên hình, kỳ nhân thiết diện Bao Chửng), truyền thừa này
ví với “thiết diện vô tư” Bao
Chửng đời Tống, con người không sợ quyền quý, rất sùng thượng pháp
trị. Trường hợp ở Ngọ Mùi thì càng nặng.
Thiên lương là “hình tinh”, cho nên
không thích đồng độ với Kình dương, Thiên hình, ba sao đều là “hình
tinh”, bất luận ở một cung nào trong 12 cung, đều chủ về bất lợi,
không bị bệnh thì cũng bị ngoại thương, hoặc thị phi kiện tụng.
Lúc “Thái dương Thiên lương” đồng độ,
lại có Văn xương, Lộc tồn hội hợp, là cách nổi tiếng “Dương Lương
Xương Khúc”. Cổ nhân nói “Dương Lương Xương Khúc, tên truyền đứng đầu” (Dương Lương Xương Khúc, lư truyền đệ
nhất danh), đây là kết cấu tinh hệ có lợi về thi cử, cấu tạo
này chủ yếu là vì Thái dương hóa giải tính “cô” của Thiên lương, hơn
nữa tính nguyên tắc khô cứng của Thiên lương được nhuyễn hóa thành
tính nguyên tắc trong học thuật. Vì vậy, ở xã hội hiện đại, cách
“Dương Lương Xương Khúc” trở thành tinh hệ có lợi trong việc nghiên cứu
học thuật. Nghiên cứu học thuật chú trọng việc “tự học”, tức là
bản thân phải không ngừng phủ định mình, thì học thuật mới tiến bộ,
cho nên không sợ các Sát tinh, Hình tinh đồng độ. Nhưng, khi nhìn từ
góc độ tranh chấp có thuận lợi hay không thuận lợi, thì gặp các sao Sát Hình
là không nên.
Thông thường, Thiên lương bất lợi khi
gặp Sát tinh, cổ nhân nói “nếu tứ sát xung phá thì mạ không trổ
đẹp” (Nhược tứ sát xung phá tắc
miêu nhi bất tú), “Thiên lương ở hãm địa gặp Kình dương Đà la, thương
phong bại tục” (Thiên lương hãm địa
kiến Dương Đà, thương phong bại tục), “Thiên lương ở hãm địa gặp
Hỏa tinh Kình dương là phá cục, chủ về thấp hèn, cô quả, chết yểu”
(Thiên lương hãm địa ngộ Hỏa Dương
phá cục, hạ tiện cô quả yểu triết).
Thiên lương ưa gặp Tả phụ, Hữu bật,
Văn xương, Văn khúc, cổ nhân gọi là “Có thêm Văn xương, Văn khúc, Tả
phụ, Hữu bật hội hợp, là quan lớn cả văn lẫn võ” (Xương Khúc Tả Hữu gia hội, xuất tướng
nhập tướng).
Thiên lương phân bố trong 12 cung, sẽ
đồng độ hoặc đối diện với ba sao Thiên đồng, Thái dương, Thiên cơ, nên
có mối quan hệ rất mật thiết.
-
Ở
Tý hoặc ở Ngọ, Thiên lương đối diện với Thái dương; Ở Mão hoặc ở
Dậu, Thiên lương và Thái dương đồng độ. Cho nên, bốn cung Tý Ngọ Mão
Dậu, là tổ hợp “Thiên lương – Thái dương”.
-
Ở
Sửu hoặc ở Mùi, Thiên lương đối diện với Thiên cơ; ở Thìn hoặc ở
Tuất, Thiên lương đồng độ với Thiên cơ. Cho nên bốn cung Thìn Tuất Sửu
Mùi là tổ hợp “Thiên lương – Thiên cơ”.
-
Ở
Tị hoặc ở Hợi, Thiên lương đối diện với Thiên đồng; ở Dần hoặc ở
Thân, Thiên lương đồng độ với Thiên đồng. Cho nên bốn cung Dần Thân Tị
Hợi là tổ hợp “Thiên lương – Thiên đồng”.
Thông thường, trường hợp Thiên lương
độc tọa ở Sửu hoặc ở Ngọ dễ cấu tạo thành cách cục tốt, khi Thiên
lương độc tọa ở Tị hoặc ở Hợi thì cấu tạo dễ thành phá cách.
Thiên
lương tọa mệnh, chủ về sống cô lập
Các chính diệu có quan hệ mật
thiết với Thiên lương là Thái dương, Thiên đồng, Thiên cơ. Tình hình cụ
thể như sau:
-
Thiên
lương độc tọa ở Tý hoặc ở Ngọ, đối nhau với Thái dương.
-
Thiên
lương độc tọa ở Sửu hoặc ở Mùi, đối nhau với Thiên cơ.
-
Thiên
lương đồng độ với Thiên đồng ở Dần hoặc ở Thân.
-
Thiên
lương đồng độ với Thái dương ở Mão hoặc ở Dậu.
-
Thiên
lương đồng độ với Thiên cơ ở Thìn hoặc ở Tuất.
-
Thiên
lương độc tọa ở Tị hoặc ở Hợi, đối nhau với Thiên đồng.
(Độc tọa ở 2 cung dương 4 cung âm, đồng độ ở 2 cung âm 4 cung
dương)
Thiên lương và Thái dương cấu tạo
thành hệ là tốt nhất, bởi vì Thiên lương vốn đã có tính “cô độc và hình khắc” được Thái
dương hóa giải. Do đó có thể biết nên nhập miếu hoặc thừa vượng, ví
dụ Thái dương ở Ngọ hay ở Mão, ánh sáng và nhiệt đều thịnh hơn ở
Tý hay ở Dậu, vì vậy Thiên lương nên ở Tý để được Thái dương ở Ngọ
đối chiếu, trường hợp Thiên lương ở Ngọ được Thái dương ở Tý vây
chiếu sẽ không tốt bằng. Tương tự, hệ “Thái dương Thiên lương” ở Mão
sẽ tốt hơn ở Dậu.
Khi Thiên lương và Thái dương cấu
thành tinh hệ, thường hình thành cách “Dương Lương Xương Khúc”, tức có
thêm Văn xương và Lộc tồn hội hợp. Mệnh cách này rất lợi về tham gia
thì cử, nhất là các cuộc thi tuyển quốc gia, vì vậy người có cách
này dễ thành chuyên viên nghiên cứu học thuật. Dù không gặp Văn xương
và Lộc tồn, hệ Thái dương Thiên lương” vẫn có lợi về nghiên cứu học
thuật, bởi vì làm việc trong chính giới, mức độ phong ba quá lớn, còn làm
theo hướng công thương nghiệp thì cũng ba chìm bảy nổi.
Hệ Thiên cơ và Thiên lương, cổ nhân
cho rằng “là người giỏi bàn luận binh pháp”, đây là do Thiên cơ có
tài ăn nói, mà còn mưu trí và quyền biến, còn Thiên lương thì rất thích
biểu hiện bộc lộ bản thân. Ở thời cổ đại, văn nhân có thể bàn luận binh
pháp, được cho là văn võ toàn tài; nếu ở thời hiện đại, hệ “Thiên
cơ Thiên lương” không nhất định là giỏi bàn luận binh pháp, mà có thể
chuyển thành ba hoa, xảo ngôn, toan tính về đầu cơ cổ phiếu…
Hệ “Thiên lương Thiên đồng” dễ phát triển
thành người cao ngạo, ỷ tài. Bởi vì Thiên lương ưa "bới móc soi bói",
đã vậy còn rất cố chấp; còn đối với Thiên đồng thì thích hưởng
thụ, hai tính chất này kết hợp nhuyễn hóa, kết quả là mệnh cách
thường cảm thấy bất mãn với xã hội, chỉ muốn sống an nhàn qua
ngày, thường nảy sinh ý nghĩ “hãy tha cho tôi đi”, bản thân không thích bôn
ba mà chỉ thích ngồi “luận đạo”, nên thiếu lòng cầu tiến, hơn nữa,
tâm ý thường cho rằng trong thiên hạ không có ai bằng mình. Nếu phát
triển theo hướng tốt, thì mệnh cách là người có tâm tư "tinh tế sắc xảo" hoặc là người "liêm khiết chính trực", nhưng
ít chịu hòa hợp với mọi người, có Thiên lương đồng cung, thì càng
chủ về người sống cô lập.
Thiên
lương có đặc tính “tiêu tai giải khó” ?
Thiên lương là sao mà “Cổ thư” gây
nhiều hiểu lầm nhất về luận đoán. Các sách cổ đều nói, Thiên lương
là “thọ tinh”, hóa khí làm “ấm” (che chở), có công năng tiêu giải tai
ách, che chở cho mệnh, phúc cho con cháu. Thâm chí còn nói “thanh danh
vẹn toàn, hiển đạt ở vương nhất” … “nếu có thêm Tả phụ, Hữu bật,
Văn xương, Văn khúc hội hợp, thì làm quan văn lẫn quan võ …” Chủ ý
toàn nói Thiên lương đem lại điềm cát tường.
Chỉ có Tuệ Tâm Trai Chủ là nói đúng
chân tướng của sự tình, tiên phong khám phá đặc tính của Thiên lương.
Bà nói: “Trong các sao, Thiên lương là sao có sức mạnh nhất về phùng
hung hóa cát, gặp nạn thì mang lại điều lành. Bởi vì cần phải biểu
hiện sức mạnh giải khó và mang lại điều lành, nên người có Thiên
lương tọa mệnh bất kể ở cung vị nào, nếu không có Cát tinh hội
chiếu, sẽ không tránh được phải tao ngộ cảnh khốn khó, để cho Thiên
lương hóa giải”.
Sau đó, những người viết sách Đẩu
Số cũng hiểu ra mà thay đổi cách nhìn về Thiên lương, không còn đồng
ý toàn bộ những lời tán dương quá đáng trước kia của cổ nhân. Trong số các
thuyết cổ, chỉ có thể căn cứ ca quyết “Thiên lương gặp Thái âm, chủ
về nữ dâm bần”, để chỉ ra khuyết điểm của tinh hệ Thiên lương. Nhưng
lại hiểu lầm ý của câu “Thiên lương Thiên đồng đối nhau ở Tị Hợi, nam
thì phóng đãng, nữ thì đa dâm”, hầu như cho rằng nữ mệnh có cấu tạo
này đều là người dâm đãng.
Thực ra Thiên lương không quá tệ,
cũng không quá tốt, mà chỉ mang lại cho mệnh tạo khốn khó hoặc hung
hiểm trước, sau đó mới hóa giải trong vô hình. Ví dụ như chịu phẫu thuật
ắt sẽ không chết; hay sự nghiệp sắp lâm vào cảnh vỡ nợ, sập tiệm
thì đột nhiên gặp cơ hội được phù trợ; hay đang gặp đủ thứ nạn tai,
bệnh tật, kết quả một ngày nào đó mọi thứ xui xẻo đều qua khỏi …
Chính vì vậy, nên người có Thiên lương tọa mệnh, khi qua tuổi trung
niên, quay đầu hồi tưởng lại những chuyện trước kia, thường cảm thấy
đời người là “hư ảo”, do đó tư tưởng phần nhiều có khuynh hướng tiêu
cực.
Một tính chất khác của Thiên lương
đó là thần bí. Người có Thiên lương tọa mệnh sẽ không tự biết khuynh
hướng tín ngưỡng đối với sự vật thần bí của mình. Nếu phát triển
theo hướng tích cực, thì họ sẽ thích tìm hiểu một số vấn đề, mà
xã hội đương thời cho rằng rất khó thâm nhập, nhưng chỉ dừng lại ở
lý luận mà thiếu thực tiễn. Nếu phát triển theo hướng xấu, thì sẽ
có tính hay "soi bói, bới móc", vạch lá tìm sâu, khiến cho người ta
cảm thấy khó tiếp cận.
Do đó nên nhìn nhận Thiên lương tọa mệnh
là danh sỹ, đây mới là tính chất cơ bản của Thiên lương. Được gọi là
“sao danh sỹ”, có phong cách danh sỹ, thực ra là chủ về thái độ
sống thích nhàn tản, không thích bôn ba, chỉ muốn sống an nhàn qua
ngày, thậm chí thái độ lười biếng. Biểu hiện cụ thể là thiếu lòng
cầu tiến, trong xã hội hiện đại dễ biến thành kẻ chơi nhiều hơn
làm, du thủ du thực, không hứng thú với nghề nghiệp.
Phân
biệt tính chất tốt xấu của Thiên lương
Do tính chất của Thiên lương biến
hóa đa đoan, bất kể là hệ “Thái dương Thiên lương”, Thiên cơ Thiên
lương”, hay “Thiên đồng Thiên lương”, đều rất dễ có biến hóa cực đoan.
Thiên lương không nên gặp các sao có
tính chất hiếu động, trôi nổi. Đây là đặc điểm thứ nhất, nên cổ nhân
có thuyết “Thiên lương Thiên mã hãm địa, nhất định sẽ trôi nổi vô
định”, “Thiên lương, Thái âm chủ về nữ dâm bần”, “Thiên lương ở Dậu,
Thái âm ở Tị, là khách phiêu bồng”.
Thiên lương rất kị gặp Kình dương và
Đà la. Đây là đặc điểm thứ hai, nên cổ nhân có thuyết “Thiên lương hãm
địa gặp Kình dương Đà la, chủ về bại hoại phong tục”. Câu hỏi được
nêu ra, Thiên lương đã làm những gì để phong tục bị bại hoại !
Thiên lương ưa ở cung miếu vượng,
được các sao Phụ Tá đến chầu, vì vậy Thiên lương không ưa ở ba nơi
Tị, Thân, Hợi, ở Dậu cũng bị chê bình thường. Nói các sao Phụ Tá,
tức là chỉ Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật, Văn xương, Văn
khúc, Lộc tồn, Thiên mã, kế đến là tạp diệu Tam thai, Bát tọa, Long
trì, Phượng các, Ân quang, Thiên quý, Thiên quan, Thiên phúc. Đây là đặc
điểm thứ ba, nên cổ nhân có thuyết “Thiên lương thừa vượng nhập miếu,
có Tả Hữu Xương Khúc hội hợp, chủ về làm quan văn lẫn quan võ”.
Lưu diệu của đại vận hay lưu niên,
cũng có ảnh hưởng đối với Thiên lương. Thiên lương ưa gặp hai lưu diệu
Thanh long và Tấu thư, gặp nó đều chủ về có chuyện vui về văn thư.
Nhưng “văn thư” ở đây khác với “văn thư” của Văn xương Văn khúc. “Văn thư”
của Văn xương Văn khúc, có thể chỉ là trái phiếu, chi phiếu, cổ
phiếu; còn Thiên lương gặp “văn thư” của Thanh long, Tấu thư, là chỉ
công văn của nhà nước hay của công ty, tập đoàn lớn. Thông thường,
phần nhiều chỉ việc được thăng chức, hoặc được phong danh hàm, học
hàm.
Thiên lương gặp Cát tinh thì hành
động một mình, gặp Hung tinh thì tính tình cô độc, bất kể là cát
hung đều có lợi về nghiên cứu học thuật. Cổ nhân nói “Thiên lương,
Thiên đồng, Thiên cơ, Thái âm ở Dần Thân, chủ về một đời lợi nghiệp,
thông minh”, đây là phát huy tính chất hiếu động, trôi nổi và cơ trí,
lại còn thêm “cô khắc và hình kị”, nếu hậu thiên có tu dưỡng, biến tính
cách hiếu động, trôi nổi thành linh động, mệnh tạo có thể trở thành
nhân tài trong giới học thuật.
Thiên lương tương hội với Cát tinh, ở
các cung Phu thê, Huynh đệ, Phụ mẫu, Giao hữu, sẽ thành cát, phát huy
tác dụng của “ấm tinh” (sao che chở), chủ về được quý nhân nâng đỡ,
trợ giúp, đề bạt. Song nếu thấy sát diệu Hóa Kị thì lại biến
thành hình khắc. Lúc Thiên lương không cát lợi, tính cố chấp sẽ rất
nặng, không chịu tin phục người khác, không dễ thỏa hiệp ngay cả với
người thân bố mẹ, vợ con.
Thiên lương chủ về cô độc, tương hội
sát diệu Hóa Kị ở cung Mệnh hoặc ở cung Phúc đức, chủ về quan hệ
với người thân không lợi, nhất là không lợi cho nữ mệnh, không vô duyên
với chồng thì cũng thiếu duyên phận với con cái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét