Dưới hình thức "Lý dựa vào Khí", ông đã uốn nắn lý luận khuếch đại Lý là bản thể của vạn vật trong học thuyết của Trình Chu, đã luận chứng đầy đủ Lý là thuộc tính vốn có của Khí và vạn vật, và chủ chương lấy Lý để chỉ về đạo dục. Ở lĩnh vực lịch sử xã hội, ông đã lý luận khái quát về "Lý và Thể hợp làm một", qua đó, ông muốn dùng phạm trù Lý, để nói rõ sự phát triển của lịch sử xã hội.
Lý điều đã như vậy của vạn vật trong trời đất
VPC đã thiết lập quy định Lý bằng quy luật và nguyên tắc
đạo đức, lập luận này ông chưa vượt ra ngoài hàm nghĩa truyền
thống. Nhưng, ông đã bỏ đi cái ý nghĩa bản thể của Lý và đặt
Lý vào địa vị thuộc tính của sự vật.
"Phàm là nói về Lý, là có hai: một là, lý điều đã như vậy của vạn vật trong trời đất; hai là, lý chí kiên thuận ngũ thường, trời cho con người sống mà chịu nhận là tính" (Phàm ngôn lý giả hữu nhị, nhất tắc kiên thuận ngũ thường, thiên dĩ mệnh nhân nhi nhân thụ vi tính chi chi Lý - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 5).
1. Lý tức là quy luật vận động biến hóa của Khí và vạn vật
Hàm nghĩa triết học sớm nhất của phạm trù Lý, tức là lý điều của vạn vật, là quy luật. Đây cũng là quy định cơ bản về Lý của VPC, "Lý chính là cái trật tự đã rõ ràng của trời vậy. Thời tiết thông suốt do sự biến đổi, nghĩa lấy sự trung thành làm cái lẽ rất thường, mưa gió sấm chớp sương mù không có thời kỳ nhất định, còn nóng lạnh sinh sát kết thúc ở đại tín" (Lý giả, thiên sở chiếu trước chi trật tự dã. Thời dĩ thông hồ biến hóa, nghĩa dĩ trinh kỳ đại thường, phong vũ lộ lôi vô nhất thành chi kỳ, nhi hàn thử sinh sát chung vu đại tín - Trương Tử chính mông chú - quyển 3).
Vạn vật trong trời đất có trật tự vốn có, nó là mối liên hệ tất nhiên trong vận động biến hóa của sự vật, tức như nắng dâm thay đổi, tuy bất thường, nhưng mùa động lạnh mùa hè nóng, lại là quy luật bất biến trong sự biến đổi. Vạn vật trong trời đất vốn ở khí Âm Dương, quy luật vốn có của bản thân Khí là Lý, nó không phải thực thể vật chất có thể cảm nhận mà biết được, mà chính là mối quan hệ tất nhiên của khí hóa, vốn có trật tự. "Lý vốn không phải là một vật hình thành có thể cầm nắm lấy được; không thể có được mà thấy; tiết văn điều tự của Khí là cái có thể thấy được của Lý vậy" (Lý bản phi nhất thành khả chấp chi vật, bất khả đắc nhi kiến; khí chi điều tự tiết văn, nãi lý khả chi kiến giả dã - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 9).
Lý thấy ở trong sự vận động biến hóa lên xuống chìm nổi, hoặc động hoặc tĩnh, hòa tan, kết tinh, chảy ra dừng lại của Khí. Vạn sự vạn vật là hình thức tòn tại cụ thể của Khí, quy luật vốn có trong sự vận động biến hóa của chúng cũng là Lý. "Cho nên nhiều vật hưng thịnh phồn vinh, mỗi thứ tụ hội lại mà thành phẩm, mỗi thứ đều có lý điều tụ hội mà thành sản phẩm. Cho nên có sương mù, tuyết, sấm, mỗi thứ có mùa của nó; động vật thực vật bay lên lặn xuống, mỗi thứ có giống của nó; tất nhiên không có cái lý mùa hạ có xương giá, có tuyết rơi; mùa đông có sương, có sấm, người chim cây cỏ hỗn tạp với nhau" (Trương Tử chính mông chú - quyển 1). Chủng loại vạn sự vạn vật không giống nhau, quy luật của chúng cũng mỗi loại mỗi khác.
Sự giải thích về Tính trong phạm trù Lý, đã phản ánh nhận thức của VPC khi ông lập thuyết về quy luật, ông chỉ ra:
Một là, Lý là thuộc tính của sự vật, Lý ở trong Khí, Lý ở trong sự, tách rời sự vật cụ thể sẽ không có cái gì không gửi (hư thác) treo trên không, nó là thuộc tính tự nhiên của sự vật, "Trật tự của nó cũng không cho trước cái định lý, mà trật tự đó ở trời, đó là Lý" (Kỳ tự chi dã diệc vô tiên thiết chi định lý, nhi tự chi tại thiên giả tức vi lý - Trương Tử chính mông chú - quyển 3). Vì thế, Trình Chu cho trước một trường hợp thực tế không phù hợp với thế giới khách quan của vạn sự vạn vật có Lý, có chúa tể và quy phạm. Lý phụ thuộc vào sự vật khách quan, chỉ có thể tìm được Lý theo vật, "có sự để nghiên cứu lý, không lập lý để hạn chế sự" (Hữu tức sự dĩ cùng lý, vô lập lý dĩ hạn sự - Tục Xuân Thu tả thị truyện bác nghĩa - quyển Hạ).
Hai là, Lý là mối liên hệ tất nhiên và ổn định trong vận động biến hóa của sự vật, là trật tự vốn có của vạn sự vạn vật trong thiên địa. Vạn vật không chỉ vận động biến hóa mà lại có trật tự cố định riêng của mỗi loại, mối liên hệ tất nhiên ổn định bất biến trong khả biến đó là Lý, nó "thông suốt ở sự biến hóa" (thông hồ biến hóa) mà "trung thành rất bình thường" (trinh kỳ đại thường) làm cho sự vật biến hóa, tuy không có "thời kỳ nhất thành" ở chỗ nhỏ bé tinh vi, nhưng toàn bộ quá trình của nó, lại tất nhiên "kết thúc ở đại tín" (chung vu đại tín). "Như việc mặt trời mặt trăng vận hành, chuyển động giao nhau, vì thế mới có cái lý hợp lại mà che khuất lẫn nhau, chỉ có cái lý hợp lại mà che khuất lẫn nhau, do đó mà có sự việc nhật thực, nguyệt thực mà không sai" (Nhật nguyệt dụng hữu vận nhi thác hành chi sự, tắc nhân dĩ hữu hợp nhi tất yểm chi lý, ký duy hữu hợp nhi tất yểm chi lý, nhân nhi hữu thực nhi bất sảng chi sự - Tục Xuân Thu tả thị truyện bác nghĩa - quyển Hạ).
Quỹ đạo vận hành của mặt trời và mặt trăng giao nhau (điều mà VPC nói đây, thực tế là sự vận hành của mặt trời mặt trăng nhìn tương đối với trái đất). Vì thế mà có quy luật tất nhiên mặt trời mặt trăng che khuất nhau, từ đó mà sinh ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, cho nên nói "Lý là cái cố nhiên của vật, là sở dĩ nhiên của sự việc này" (Trương Tử chính mông chú - quyển 5).
VPC tổng kết "Lý nhất mà có Tượng, có Số, có Thời, có Vị, số tinh vi mà không rối loạn, tượng biến mà không sợ hãi, thời biến mà không hành động, đó là thường có. Vị khác nhau mà sử lý khác nhau, đó cũng là thường có. Khinh trọng, to nhỏ, co dãn thống nhất, mà đều như nhau, có thể thích ứng vậy" (Lý bất nhi hữu tượng, hữu số, hữu thời, hữu vị, số trách nhi bất loạn, tượng biến nhi bất kinh, thời biến nhi hành chi hữu tố, vị thù nhi xứ chi hữu thường, khinh trọng, đại tiểu, khuất thân thông nhất nhi giai tề, khả dự quyền dã -Trương Tử chính mông chú - quyển 4). Tượng, Số, Thời, Vị đã thể hiện các đặc trưng vốn có của Lý. Đó là nhận thức sâu sắc về quy luật sự vật mà triết học thời xưa của tiên nhân đã lập thuyết.
2. Lý tức là nguyên tắc đạo đức về nhân, nghĩa, lễ, trí
Được coi là bản chất nội tại của con người, Lý là một trong những nội dung chủ yếu của nhân tính. VPC đã tiếp thu tư tưởng "Tính tức Lý" của Trình Chu, ông cho rằng Lý là nhân tố đạo đức trong nhân tính, là trật tự và chuẩn tắc về nguyên tắc đạo đức và hành vi trong đời sống hàng ngày của con người.
"Sự đẳng sát tôn tôn, hiền hiền, đều là lý trời tự nhiên. Sự thưởng phạt hành vi tàng trữ của quân tử, là do thời gian biến đổi mà hiệp tác ở Đại trung, có được bên này lại được cả bên kia, đều là Lý vậy" (Tôn tôn, hiền hiền chi đẳng sát, giai thiên lý tự nhiên. Quân tử chi hành tàng hình thưởng, nhân thời biến thông nhi hiệp vụ Đại Trung tả nghi hữu hữu, giai Lý dã - Trương Tử chính mông chú - quyển 3). Nội dung cụ thể của nó là nguyên tắc và quy phạm đạo đức về tam cương ngũ thường (Tam cương là chỉ về đạo vua tôi, cha con, vợ chồng; Ngũ thường là chỉ về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Về vấn đề này, VPC không những hoàn toàn kiên trì lập trường truyền thống của Lý học, mà ông còn tuyên truyền rộng rãi cái Lý được sinh ra đều có cả, mọi người đều có, đó là một loại bản tính đạo đức tiên nghiệm. Lý của nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, Hạ ngu không thể loại bỏ được, "Đều là cái thực vốn có của tâm ta, mà tức là cái Lý sinh ra tất cả cái tính ta" (Giai ngô tâm cố hữu chi thực, nhi tức ngô tính câu sinh chi Lý - Tứ thư huấn nghĩa - quyển 17). Ông đã đưa cái Lý, được coi là trật tự và quy luật vận động biến hóa của sự vật vào xã hội loài người, dùng trật tự và nguyên tắc đạo đức để biểu đạt hành vi của xã hội loài người, và cho nó những nội dung cụ thể về "cương thường" phong kiến, quy định nó là bản tính tiên nghiệm của loài người, về cơ bản đó là sự lặp lại giọng điệu cũ của lý học Trình Chu.
Lý luận của VPC rốt cuộc không thể sánh ngang bằng với Trình Chu, tuy ông nhấn mạnh "tính tức lý", song ông cho rằng, cái Lý này cần phải lấy cơ chế tự nhiên của con người làm nền tảng, tính "nghĩa lý" cần phải bắt rễ ở trong tính "khí chất", tách rời "khí chất" tức là không có cái gọi là "nghĩa lý". Điều này đã phản ánh đặc trưng về "Khí bản luận" của VPC, đây chỉ là ông lấy nhân nghĩa lễ trí tín, tam cương ngũ thường để nó về Lý, thổi phồng nguyên tắc đạo đức của xã hội phong kiến thành sự tuyệt đối vượt ra ngoài đời sống xã hội, mà làm theo Lý học như cũ.
1. Lý dựa vào Khí, Lý là lý điều của Khí
"Khí chính là chỗ dựa của Lý vậy" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 10). Khí là chỗ dựa của Lý, nói ngược lại, Lý là thuộc tính của Khí, "Lý chỉ là cái kỳ diệu để giống lưỡng nghi, Khí mới là cái thực của lưỡng nghi". Khí chỉ về thực thể âm dương, Lý là quy luận vận dụng cái kỳ diệu của âm dương. Hai cái này là quan hệ giữa thực thể vật chất với quy luật của nó. Quy luật phụ thuộc vào thực thể, lại hạn chế sự vận động biến hóa của thực thể. Lý vận hành ở trong Khí, đó là "thứ thuốc phân chia chủ trì của Khí", "Giữa trời đất chỉ là Khí và Lý, Khí tải Lý mà Lý thì thứ tự ở trong Khí" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 3).
VPC chú ý tới Lý, tuy có thể thứ tự ở Khí, thậm chí "trị" khí, nhưng nó không phải là sự tồn tại của một loại thực thể nào đó đứng một mình ở ngoài Khí, Khí tải Lý, không phải là nói một vật tải một vật, bản thân Lý tồn tại ở trong Khí, là thuộc tính của Khí, là Lý điều của Khí, ông nói "Lý trị ở Khí, là lý điều của Khí (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 8). Sự hạn chế của Lý và lý điều là của bản thân Khí, chứ không phải là một loại tồn tại nào ở ngoài Khí, mà có tác dụng đối với Khí. Tách rời Khí, thì Lý sẽ trở thành tồn tại phi vật chất, cái Lý mà Trình Chu nói, đó là sự tồn tại về quan niệm vượt ra ngoài thực thể vật chất.
2. Lý và Khí hàm chứa lẫn nhau
Lý tất nhiên không tách rời Khí, Khí cũng không tách rời Lý. VPC lấy đó để phê phán quan điểm của Trình Chu, lấy Lý và Khí phân làm hai vật, Lý có trước Khí có sau.
Ông nói "Lý và Khí hàm chứa lẫn nhau, Lý nhập vào Khí thì Khí theo Lý vậy" (Tư vấn lục nội thiên). Xét về Lý, Lý được coi là thuộc tính của Khí, không tách rời Khí, ở đâu có Khí thì ở đó có Lý, "Thiên hạ đâu có riêng cái gọi là Lý, Khí có được cái Lý của nó, thì có nghĩa là Lý vậy. Khí vốn có cái đầy lý, trong trời đất tất cả chẳng qua là Khí, cũng chẳng qua là Lý vậy" (Thiên hạ khí biệt hữu sở vị lý, khí đắc kỳ lý, chi vị lý dã. Khí nguyên thị hữu lý đế, tận thiên địa chi gián vô bất thị khí, tức vô bất thị lý dã - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 10). Không có chỗ nào là không có Khí, thì không có chỗ nào là không có Lý, miễn là có Khí là có Lý, không có cái Lý thì không có Khí. Xét về Khí, thì Khí vốn là có Lý, nó vận động biến hóa, tự có một quy luật nhất định, một trật tự nhất định, đó là Lý, không có Khí thì không có Lý, vì vậy "nói về Khí tức không tách rời Lý được". Các nhà Lý học nói chung, đều thừa nhận Khí có Lý, chỗ vượt quá người khác về tư tưởng của VPC, là ở chỗ ông nhìn được Khí không những có Lý, mà cho dù Khí có mất Lý thì cũng ở trong Lý, "Khí mất Lý, không phải là Lý mất vậy, mất đi cũng ở trong Lý" (Khí chi thất lý, phi lý chi thất dã, thất diệc tại trung - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 7).
Sự vận động biến hóa của sự vật có quy luật vốn có, nhưng trong trường hợp đặc biệt, vận động của nó có thể không phù hợp với quy luật vón có. Như nước chảy xuôi, đó là quy luật chung, nhưng, tác động vào, lại có thể làm cho nước chảy ngược, VPC cho rằng, xuất hiện trường hợp đó, không phải bản thân quy luật có vấn đề gì, cũng không phải là làm trái quy luật, mà nó "mất" cũng có cái Lý sở dĩ "mất", "mất đi cũng ở trong lý". Nó biểu hiện rõ là quy luật hạn chế sự vật cũng có ngoại lệ, song nhìn chung, vận động biến hóa của sự vật luôn luôn tuân theo quy luật được xác định riêng, Khí không tách rời Lý, không có Khí thì không có Lý, về điểm này không có ngoại lệ.
Khí và Lý không tách rời nhau, VPC gọi đó là "Khí và Lý trao đổi bổ xung mà duy trì lẫn nhau" (Khí Lý giao xung như tương hỗ trì - Chu Dịch ngoại truyện - quyển 4). Ông phản đối cách nói của Trình Chu, khi coi Khí và Lý là hai vật. "Khí và Lý vốn không thể phân cách làm hai" - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 9), ông cho rằng, không những Lý ở trong Khí, với Khí không phải là hai, mà là ở trong vạn sự vạn vật, bởi vì Lý là thuộc tính của Khí, Khí có thì Lý có, "Lý không phải là một vật, với Khí là hai" (Lý bất thị nhất vật, dữ khí vi lưỡng). Trời cho người và cái mệnh sống, bằng Lý, bằng Khí. "Lý cho là ngũ thường kiện thuận", "Khí cho là cùng thông thọ yểu".
Khí cấu tạo thành hình chất của sự vật, mà "cái thuốc pha chế chủ trì, chính là Lý vậy" (Chủ trì điều tễ giả, tức lý dã - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 5), ông phản đối coi Lý và Khí là hai vật, thực tế là ông phản đối việc coi Lý là vật tồn tại khách quan. Trình Chu cho rằng, trước tiên có Lý, sau mới có Khí, Lý sinh ra Khí. Theo quan điểm của VPC thì, Lý và Khí không thể phân làm hai, ông đã bác bỏ lý luận đó một cách sâu sắc, "Lý tức là Lý của Khí, Khí đáng được như thế, đó là Lý, Lý không có trước, mà Khí cũng không có sau" (Lý tức thị Khí chi Lý, Lý tương đắc như thử tiên thị Lý, Lý bất tiên nhi Khí bất hậu - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 10), chúng trao đổi bổ xung và duy trì (giao xung nhi tương hỗ trì), căn bản không thể nói trước hay sau.
3. Lý quyết định ở Khí
Lý không phải là thực thể độc lập ở ngoài Khí, nó là thuộc tính của Khí. Vì thế mà, "không phải Lý quyết định Khí, mà là Khí quyết định Lý, đâu phải có một Lý riêng ở ngoài Khí để du hành trong Khí được" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 10).
Thuộc tính là thuộc tính của thực thể, không phải nói ngược lại là, thực thể là thực thể của thuộc tính, mối quan hệ chính phụ của hai cái này không thể đảo ngược. Đây là tư tưởng nhất quán của VPC.
Chu Hy có lúc cũng nói Lý Khí không tách rời nhau, ông chỉ là tìm cho Lý một "chỗ treo mắc" (quải đáp xứ), hễ tiếp xúc đến mối quan hệ bản chất giữa hai cái, thì nhấn mạnh ngay đến Khí nương tựa vào Lý mà vận hành, Lý quyết định Khí. VPC cho rằng, Lý ký thác "treo bên trên" không tách rời Khí, không phải là sự tồn tại chân thực, mà là sự hư cấu chủ quan. Lý ở trong Khí, không có Khí quyết không có Lý, Lý sinh ra Khí là Bản dịch thuyết "vô trung sinh hữu" (có sinh ra trong không có) của Thích Ca và Lão Trang, ta có thể thấy, quan hệ Lý Khí không phải là vấn đề triết học nói chung, mà nó trực tiếp phản ánh lập trường triết học cơ bản của nhà tư tưởng. Chu Hy coi Lý hư cấu là bản thể vũ trụ, còn VPC coi Lý thực có là tính thứ hai.
Mối quan hệ giữa Khí và Lý theo cách lập luận tinh tế của VPC là "Khí chắc chỉ là một cái Khí, Lý khác rồi thì Khí khác. Nhưng, Lý khác thì Khí khác rồi, duy Khí khác rồi sau mới thấy Lý của nó khác. Khí không khác, thì cũng đâu có Lý được" (Khí cố chỉ thị nhất cá khí, lý biệt nhi hậu khí biệt. Nãi lý biệt tắc khí biệt hĩ, duy khí chi biệt nhi hậu kiến kỳ lý chi biệt. Khí vô biệt, tắc diệc an hữu lý tại - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 10). Đoạn nói này có ba lớp hàm nghĩa:
Một là, trong trời đất chỉ có một loại Khí chứa đầy, bản thể và vạn vật đều là hình thái khác nhau của nó. Sự vận động biến hóa của Khí sinh ra vạn sự vạn vật. Vạn vật tạo thành do Khí ngưng tụ lại, là hình thức biểu hiện cụ thể của Khí. Giữa chúng tất yếu có cái Lý khác nhau. Sự khác nhau của Lý đã thể hiện sự khác nhau về chất của sự vật, cũng phản ánh sự khác nhau của Khí, không có sự khác nhau của Lý thì không có cách nào nhận thức được sự khác nhau của Khí. Lý là sự quy định về bản chất và đặc thù của sự vật. Quan điểm này về sau được Trương Tử phát huy và tuyên truyền.
Hai là, sự khác nhau của Lý đã phản ánh sự khác nhau của Khí, nhưng về cơ bản mà nói, thì Lý sở dĩ khác nhau, là bởi vì bản thân Khí đang tồn tại sự khác biệt. Một loại Khí hóa sinh ra vạn vật, do sự khác nhau nhiều hay ít, trong hay đục, dày hay mỏng, mới sinh ra sự khác biệt giữa vạn sự vạn vật. Sự khác nhau về Lý (quy luật) của sự vật quyết định ở sự khác nhau về Chất của bản thân sự vật.
Ba là, Khí khác, sau đó có Lý khác. Nếu không có sự khác biệt của Khí, thì không có sự khác biệt của Lý, thậm chí ngay cả bản thân Lý cũng không thể tồn tại được. Lý là quy luật vận động biến hóa của sự vật. Sự vật tất nhiên có vận động biến hóa, thì tất nhiên sinh ra sự khác biệt nhất định. Không có vận động biến hóa, bản thân sự vật đều không thể tòn tại, càng không thể nói đến cái Lý của nó. Về ý nghĩa này có thể nói, Lý là quy định sự khác biệt của Khí, không có sự khác biệt của Khí cũng sẽ không có Lý. Tóm lại, Lý là thuộc tính, là quy luật tồn tại trong Khí, dựa vào Khí và không tách rời Khí, nó quyết định ở Khí.
Quan hệ giữa Lý và Dục, về thực chất là mối quan hệ giữa nguyên tắc đạo đức với tình dục tự nhiên và dục vọng vật chất của con người.
Trình Chu Lục Vương, đều nhấn mạnh "Tồn thiên lý, diệt nhân dục", coi hai cái này là nước và lửa. Quan niệm về Lý và Dục của VPC được xây dựng trên cơ sở của nhân tính luận hợp nhất Lý với Dục, ông cho rằng Lý Dục là nhân tố vốn có của nhân tính, hai cái này có quan hệ thống nhất đối lập.
1. Lý là công, dục là tư
Lý trời nhân dục có sự khác nhau vốn có, "Cái đó có nghĩa là 'nhân dục' thì giống như là dục thuộc về con người vậy, như miệng hay ăn để nuôi dưỡng, khác với loài chim thích ăn cỏ" (Cái vị chi viết 'nhân dục' tắc do vi nhân chi sở dục dã, như khẩu thị sô hoạn, tự dị vụ điểu chi thị tiến thảo - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 8). "Sự đáng ham muốn về tất cả thanh sắc, hóa lợi, quyền thế, sự nghiệp, mà ta muốn, thì đều gọi là dục" (Cái phàm thanh sắc, hóa lợi, quyền thế, sự công, chi khả dục nhi ngã dục chi ngã, gia vị chi dục - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 6).
Nhân dục, không những là dục vọng sinh lí tự nhiên của con người, mà còn chứa đựng mọi sự theo đuổi của tâm lý xã hội. Nhân dục mà VPC nhấn mạnh, có sự khác biệt nghiêm chỉnh với ham muốn của động vật, ví như yêu thì muốn sống, ghét thì muốn chết, là dục vọng của con người, mà nếu hiếu chiến, vui với sự sát hại, khoái với tính hung bạo, "không phải là cái gì ác cũng muốn giết hại, thì đó đều là ham muốn của loài hổ báo lang sói, của loài rắn độc", "không thể là nhân lý luận được" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 6). Bản thân nhân dục, tức là có sự quy định về cái Lý của con người, song giữa Dục và Lý lại có sự khác nhau. Dục chỉ là sự đòi hỏi một sự vật. "Cái đó ở vật, chính là Lý trời vậy, ở mình chính là tư dục vậy" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 5).
Dục vọng cần phải thỏa mãn bởi một loại hiện tượng vật chất nào đó, mà thủ đoạn, phương thức, mức độ thỏa mãn, đều có quy phạm chuẩn tắc đạo đức "Lý trời và Nhân dục, chỉ tranh giành công tư, thành thực và giả dối" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 6). Cái phù hợp với chuẩn tắc đạo đức thì gọi là Lý trời, ngược lại là nhân dục (nói một cách xác đáng phải là "tư dục"), thậm chí có thể trụy lạc như sự ham muốn của loài cầm thú. Vì thế, nhân dục có thể làm trở ngại cho việc thực hiện đầy đủ Lý trời.
VPC chỉ ra sự khác nhau giữa Lý và Dục còn biểu hiện ở sự khác nhau của cơ sở sinh ra cái Lý và Dục. "Lý từ tính sinh ra, Dục do mình mở ra" (Lý tự tính sinh, dục dĩ hình khai - Chu Dịch ngoại truyện - quyển 1). Lý bắt nguồn từ nhân tố lý tính trong bản tính của con người, còn Dục thì được sinh ra do có cảm ứng với ngoại vật. Bản tính của con người là giống nhau nên gọi là công, mà cảm ứng đối với ngoại vật thì có thể khác nhau, cho nên gọi là tư. Dục là một nhu cầu riêng, Lý là chuẩn tắc chung.
2. Lý ở trong Dục
Sự khác nhau giữa "lý dục quan"của VPC với Trình Chu, không ở chỗ nói về giới hạn giữa Lý và Dục của ông, mà ông biểu hiện ở chủ chương Lý trời "ở trong tư dục" (Tư dục chi trung, thiên lý sở ngụ - Tứ thư huấn nghĩa - quyển 2). Ông rất tán thành Hồ Hồng với cách nói là "Lý trời và Nhân dục đồng hành mà dị tình", ông cho rằng hai cái này không thể phân tách rõ ràng ra được. Đầu tiên là, Lý ở trong Dục, tách rời Dục tức không có Lý. "Lễ tuy thuần là tiết văn của Lý trời, mà cần phải ở trong nhân dục thì mới nhận biết được" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 8), "Chỉ Lý mới có nghĩa là Trời, chỉ Dục mới có nghĩa là Người. Đói thì ăn, rét thì mặc, đó là trời vậy. Ăn mỗi người có cái thỏa mãn riêng, áo mặc cũng mỗi người có sở thích riêng, đó là người vậy" (Độc tứ thư đại toàn thuyết - quyển 4).
Cái lý cần ăn cần mặc, tồn tại ở trong sự ăn mặc của mỗi con người, tách rời sự ăn mặc của con người, sẽ không có cái lý về ăn mặc. "Cho nên, cuối cùng là không thể tách rời con người mà có riêng ông trời, cuối cùng không tách rời Dục mà có riêng cái Lý vậy" (Cố chung bất li nhân phi biệt hữu thiên, chung bất li Dục, nhi biệt hữu Lý dã - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 8).
Thứ hai là, Lý tức Dục, là sự thỏa mãn thích đáng về tình dục, ham muốn tình cảm của con người. "Thánh nhân có Dục, Dục của thánh nhân tức là cái Lý của trời. Trời không có Dục, Lý của trời tức là Dục của con người. Học giả có Lý có Dục, Lý tận thì hợp với Dục của con người, Dục suy ra tức là hợp với lý của trời. Ở đây có thể thấy: mỗi một nhân dục có được, tức là sự đại đồng của Lý trời; Lý trời đại đồng sẽ không có sự khác nhau về nhân dục" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 4). Thánh nhân được coi là nhân cách lý tưởng, lời nói việc làm của họ chỉ là hợp với Lý, nên Dục của họ tức là Lý. Trời tất nhiên là không có Dục, trời cho mọi người cái sinh lý, cái Lý này, tức là sự ham muốn của con người. Đối với con người nói chung mà nói, khi có được hết cái Lý làm việc tự nhiên là nhân dục, thì ham muốn hành động vừa đúng, tức là Lý trời. Lý trời, tức là sự thỏa mãn hợp lý chung của ham muốn tình cảm (tình dục) của loài người. Vì thế VPC có được một kết luận là "Lý và Dục không phải là nước và lửa không dung hòa với nhau, mà là thống nhất đối lập, chuyển hóa lẫn nhau. "Lý trời có đầy xung quanh, vốn không chất chồng lên nhân dục", khi dục công thì Lý chỉ là Dục, "Lý xử lý hết, thì Dục chỉ là Lý" (Lý tận xứ, tắc dục vô phi lý - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 6).
Trên cơ sở đó, VPC ra sức bài xích sự xằng bậy của thuyết "Tồn thiên lý, diệt nhân dục": "Cần phải làm sách hết nhân dục, sau đó Lý trời mới tự nhiên lưu hành được" (Tu thị nhân dục tịnh tận, nhiên hậu thiên lý tự nhiên lưu hành, thử ngữ đại hữu bệnh tại - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 6), lời nói này là rất sai lầm. Lý trời ở trong nhân dục, không cần sau khi làm sách hết nhân dục, mới có lý trời, "Nếu lý trời không có chứa thực trong đó, thì sao lại phải chủ yếu chống cự nhân dục phát ra?" (Cẩu thiên lý bất xung thực vu trung, hà sở vi dĩ cự nhân dục chi phát ra). Ngoài ra, nhân dục là cơ sở tự nhiên về mệnh sống của con người, dục diệt hết, là làm trái với sinh lý của con người, là làm tổn hại đến sinh mệnh con người, không những nó ác quá hơn cả vua Kiệt, mà cũng không thể đếm được vậy.
Thuyết "Tồn thiên lý, diệt nhân dục", cho là tách rời Dục mà có riêng cái Lý, hoàn toàn là thuyết giáo xằng bậy, "hỏi nó thực tế, há không phải là tà thuyết 'không có tất cả?" (Khẩu kỳ thực tế, khỉ phi 'không chủ sở hữu nhi tà thuyết hồ? - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 6). Một lời nói này, đã phá được thực chất của Lý học Trình Chu, VPC cho rằng, nam nữ ẩm thực, là những yêu cầu mong muốn tự nhiên, đó là "cái rất chung của con người", mọi người không thể thiếu được. "Ta sợ nó bạc với Dục cũng chính là bạc với Lý, bạc với tấm thân bị thiên hạ bạc đãi, tấm thân để mặc cho thiên hạ vậy" (Ngộ cụ phu bạc vu dục giả chi bạc vu lý, bạc vu dĩ nhân thụ thiên hạ giả chi bạc vu dĩ thân nhậm thiên hạ dã - Thi quảng truyện - quyển 1). Những người ra sức tuyên truyền thuyết "Tồn thiên lý, diệt nhân dục", bản thân họ không thấy được sự giác ngộ về đạo đức cao bao nhiêu.
3. Lấy Lý để hướng dẫn Dục
VPC tuy nhấn mạnh Lý trời và Nhân dục "đồng hành dị tình", nhưng ông không chủ trương buông thả Dục, mà là kiên trì muốn mọi người "lựa trọn lý trời trong nhân dục, phân biệt nhân dục trong lý trời, tỷ mỷ kỹ càng từng điều này đến điều khác, lập ra một sự bắt đầu và kết thúc triệt để với 'cầm thú", đến hết ranh giới trong ngoài" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 9). Bởi vì Lý và Dục chỉ tranh giành cái công cái tư, cái thành thật và cái giả dối, Lý trời là công dục về nhu cầu chung của loài người, nhân dục là cái riêng tư của mỗi người, nó chính đáng hay không thủ quyết ở cái "công" có phù hợp với lý trời hay không. Điều này, ở VPC xem ra, yêu, ghét, mong muốn đòi hỏi ở mỗi người đều có khác nhau, đang tồn tại sự khác nhau rất lớn, thậm chí mâu thuẫn với nhau. Vì thế, đòi hỏi phải có sự dẫn dắt hạn chế của Lý. Tư dục không có Lý dẫn dắt thì chỉ là tham ăn lạm dục.
Nói theo góc độ này, không có tồn tại công dục giống nhau ở mọi người, "Có công lý, không có công dục. Tư dục hết sạch, thiên lý lưu hành, thì đó là công rồi. Có được cái Lý của thiên hạ, thì có thể cho thiên hạ một dục vọng rồi" (Tư vấn dục nội thiên). Khi nhân dục có Lý chỉ đạo, bỏ hết tư dục, từ đó mà dục vọng cần có của mỗi người dưới khắp gầm trời, thì đều có thể thỏa mãn một cách tận tình. VPC cho rằng, muốn ngăn chặn tự dục, cần phải kết hợp việc ngăn chặn Dục với việc tồn Lý với nhau, "lệch về bên nào cũng đều không phải là căn cứ". Chỉ có "tồn lý" mà không ngăn Dục, lý tuy có được sẽ lại mất đi, chỉ có ngăn dục mà không "tồn Lý", cấm không được miễn cưỡng hành động, có thể coi ham muốn tình cảm chính đáng của mọi người là tư dục bị ngăn chặn hạn chế.
VPC chỉ ra, điều quan trọng không phải là phân biệt những cái nào là tư dục, những cái nào là ham muốn tình cảm chính đáng, mà ở chỗ dùng Lý để chỉ đạo sự thỏa mãn dục vọng, miễn là có sự chỉ đạo của quy phạm đạo đức, bất cứ một dục vọng nào cũng phải phù hợp với "đạo nghĩa". "Nếu tâm hồn mà được Lý, thì cái nghĩa của tính ta, tựa như chiếc rìu sắc, bổ một nhát làm hai, lại không thể lựa chọn những cái vụn vặt sang phía nhân dục được sao?" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 10)
Lý dục quan của VPC coi tình dục của con người là cơ sở tự nhiên của sinh mệnh, đã khẳng định tính hợp lý của nó, rõ ràng ông phản đối thuyết giáo "Tồn lý trời, diệt nhân dục" của Lý học thời Tống - Minh, đồng thời ông lại phản đối sự ham muốn phóng túng hưởng lạc, kiên trì nguyên tắc đạo đức lý tính để hạn chế dục vọng vật chất cảm tính. Tất cả những cái đó có ý nghĩa tiến bộ trong lịch sử. Đương nhiên cái gọi là Lý của ông, vẫn gọi là nguyên tắc đạo đức xã hội phong kiến, ý đồ của ông không phải là đề xướng sự giải phóng dục vọng cảm tính, mà là muốn đặt nó dưới sự hạn chế của cương thường đạo đức phong kiến. Đây là tính giới hạn cục bộ của thời đại ông.
"Phàm là nói về Lý, là có hai: một là, lý điều đã như vậy của vạn vật trong trời đất; hai là, lý chí kiên thuận ngũ thường, trời cho con người sống mà chịu nhận là tính" (Phàm ngôn lý giả hữu nhị, nhất tắc kiên thuận ngũ thường, thiên dĩ mệnh nhân nhi nhân thụ vi tính chi chi Lý - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 5).
1. Lý tức là quy luật vận động biến hóa của Khí và vạn vật
Hàm nghĩa triết học sớm nhất của phạm trù Lý, tức là lý điều của vạn vật, là quy luật. Đây cũng là quy định cơ bản về Lý của VPC, "Lý chính là cái trật tự đã rõ ràng của trời vậy. Thời tiết thông suốt do sự biến đổi, nghĩa lấy sự trung thành làm cái lẽ rất thường, mưa gió sấm chớp sương mù không có thời kỳ nhất định, còn nóng lạnh sinh sát kết thúc ở đại tín" (Lý giả, thiên sở chiếu trước chi trật tự dã. Thời dĩ thông hồ biến hóa, nghĩa dĩ trinh kỳ đại thường, phong vũ lộ lôi vô nhất thành chi kỳ, nhi hàn thử sinh sát chung vu đại tín - Trương Tử chính mông chú - quyển 3).
Vạn vật trong trời đất có trật tự vốn có, nó là mối liên hệ tất nhiên trong vận động biến hóa của sự vật, tức như nắng dâm thay đổi, tuy bất thường, nhưng mùa động lạnh mùa hè nóng, lại là quy luật bất biến trong sự biến đổi. Vạn vật trong trời đất vốn ở khí Âm Dương, quy luật vốn có của bản thân Khí là Lý, nó không phải thực thể vật chất có thể cảm nhận mà biết được, mà chính là mối quan hệ tất nhiên của khí hóa, vốn có trật tự. "Lý vốn không phải là một vật hình thành có thể cầm nắm lấy được; không thể có được mà thấy; tiết văn điều tự của Khí là cái có thể thấy được của Lý vậy" (Lý bản phi nhất thành khả chấp chi vật, bất khả đắc nhi kiến; khí chi điều tự tiết văn, nãi lý khả chi kiến giả dã - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 9).
Lý thấy ở trong sự vận động biến hóa lên xuống chìm nổi, hoặc động hoặc tĩnh, hòa tan, kết tinh, chảy ra dừng lại của Khí. Vạn sự vạn vật là hình thức tòn tại cụ thể của Khí, quy luật vốn có trong sự vận động biến hóa của chúng cũng là Lý. "Cho nên nhiều vật hưng thịnh phồn vinh, mỗi thứ tụ hội lại mà thành phẩm, mỗi thứ đều có lý điều tụ hội mà thành sản phẩm. Cho nên có sương mù, tuyết, sấm, mỗi thứ có mùa của nó; động vật thực vật bay lên lặn xuống, mỗi thứ có giống của nó; tất nhiên không có cái lý mùa hạ có xương giá, có tuyết rơi; mùa đông có sương, có sấm, người chim cây cỏ hỗn tạp với nhau" (Trương Tử chính mông chú - quyển 1). Chủng loại vạn sự vạn vật không giống nhau, quy luật của chúng cũng mỗi loại mỗi khác.
Sự giải thích về Tính trong phạm trù Lý, đã phản ánh nhận thức của VPC khi ông lập thuyết về quy luật, ông chỉ ra:
Một là, Lý là thuộc tính của sự vật, Lý ở trong Khí, Lý ở trong sự, tách rời sự vật cụ thể sẽ không có cái gì không gửi (hư thác) treo trên không, nó là thuộc tính tự nhiên của sự vật, "Trật tự của nó cũng không cho trước cái định lý, mà trật tự đó ở trời, đó là Lý" (Kỳ tự chi dã diệc vô tiên thiết chi định lý, nhi tự chi tại thiên giả tức vi lý - Trương Tử chính mông chú - quyển 3). Vì thế, Trình Chu cho trước một trường hợp thực tế không phù hợp với thế giới khách quan của vạn sự vạn vật có Lý, có chúa tể và quy phạm. Lý phụ thuộc vào sự vật khách quan, chỉ có thể tìm được Lý theo vật, "có sự để nghiên cứu lý, không lập lý để hạn chế sự" (Hữu tức sự dĩ cùng lý, vô lập lý dĩ hạn sự - Tục Xuân Thu tả thị truyện bác nghĩa - quyển Hạ).
Hai là, Lý là mối liên hệ tất nhiên và ổn định trong vận động biến hóa của sự vật, là trật tự vốn có của vạn sự vạn vật trong thiên địa. Vạn vật không chỉ vận động biến hóa mà lại có trật tự cố định riêng của mỗi loại, mối liên hệ tất nhiên ổn định bất biến trong khả biến đó là Lý, nó "thông suốt ở sự biến hóa" (thông hồ biến hóa) mà "trung thành rất bình thường" (trinh kỳ đại thường) làm cho sự vật biến hóa, tuy không có "thời kỳ nhất thành" ở chỗ nhỏ bé tinh vi, nhưng toàn bộ quá trình của nó, lại tất nhiên "kết thúc ở đại tín" (chung vu đại tín). "Như việc mặt trời mặt trăng vận hành, chuyển động giao nhau, vì thế mới có cái lý hợp lại mà che khuất lẫn nhau, chỉ có cái lý hợp lại mà che khuất lẫn nhau, do đó mà có sự việc nhật thực, nguyệt thực mà không sai" (Nhật nguyệt dụng hữu vận nhi thác hành chi sự, tắc nhân dĩ hữu hợp nhi tất yểm chi lý, ký duy hữu hợp nhi tất yểm chi lý, nhân nhi hữu thực nhi bất sảng chi sự - Tục Xuân Thu tả thị truyện bác nghĩa - quyển Hạ).
Quỹ đạo vận hành của mặt trời và mặt trăng giao nhau (điều mà VPC nói đây, thực tế là sự vận hành của mặt trời mặt trăng nhìn tương đối với trái đất). Vì thế mà có quy luật tất nhiên mặt trời mặt trăng che khuất nhau, từ đó mà sinh ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, cho nên nói "Lý là cái cố nhiên của vật, là sở dĩ nhiên của sự việc này" (Trương Tử chính mông chú - quyển 5).
VPC tổng kết "Lý nhất mà có Tượng, có Số, có Thời, có Vị, số tinh vi mà không rối loạn, tượng biến mà không sợ hãi, thời biến mà không hành động, đó là thường có. Vị khác nhau mà sử lý khác nhau, đó cũng là thường có. Khinh trọng, to nhỏ, co dãn thống nhất, mà đều như nhau, có thể thích ứng vậy" (Lý bất nhi hữu tượng, hữu số, hữu thời, hữu vị, số trách nhi bất loạn, tượng biến nhi bất kinh, thời biến nhi hành chi hữu tố, vị thù nhi xứ chi hữu thường, khinh trọng, đại tiểu, khuất thân thông nhất nhi giai tề, khả dự quyền dã -Trương Tử chính mông chú - quyển 4). Tượng, Số, Thời, Vị đã thể hiện các đặc trưng vốn có của Lý. Đó là nhận thức sâu sắc về quy luật sự vật mà triết học thời xưa của tiên nhân đã lập thuyết.
2. Lý tức là nguyên tắc đạo đức về nhân, nghĩa, lễ, trí
Được coi là bản chất nội tại của con người, Lý là một trong những nội dung chủ yếu của nhân tính. VPC đã tiếp thu tư tưởng "Tính tức Lý" của Trình Chu, ông cho rằng Lý là nhân tố đạo đức trong nhân tính, là trật tự và chuẩn tắc về nguyên tắc đạo đức và hành vi trong đời sống hàng ngày của con người.
"Sự đẳng sát tôn tôn, hiền hiền, đều là lý trời tự nhiên. Sự thưởng phạt hành vi tàng trữ của quân tử, là do thời gian biến đổi mà hiệp tác ở Đại trung, có được bên này lại được cả bên kia, đều là Lý vậy" (Tôn tôn, hiền hiền chi đẳng sát, giai thiên lý tự nhiên. Quân tử chi hành tàng hình thưởng, nhân thời biến thông nhi hiệp vụ Đại Trung tả nghi hữu hữu, giai Lý dã - Trương Tử chính mông chú - quyển 3). Nội dung cụ thể của nó là nguyên tắc và quy phạm đạo đức về tam cương ngũ thường (Tam cương là chỉ về đạo vua tôi, cha con, vợ chồng; Ngũ thường là chỉ về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Về vấn đề này, VPC không những hoàn toàn kiên trì lập trường truyền thống của Lý học, mà ông còn tuyên truyền rộng rãi cái Lý được sinh ra đều có cả, mọi người đều có, đó là một loại bản tính đạo đức tiên nghiệm. Lý của nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, Hạ ngu không thể loại bỏ được, "Đều là cái thực vốn có của tâm ta, mà tức là cái Lý sinh ra tất cả cái tính ta" (Giai ngô tâm cố hữu chi thực, nhi tức ngô tính câu sinh chi Lý - Tứ thư huấn nghĩa - quyển 17). Ông đã đưa cái Lý, được coi là trật tự và quy luật vận động biến hóa của sự vật vào xã hội loài người, dùng trật tự và nguyên tắc đạo đức để biểu đạt hành vi của xã hội loài người, và cho nó những nội dung cụ thể về "cương thường" phong kiến, quy định nó là bản tính tiên nghiệm của loài người, về cơ bản đó là sự lặp lại giọng điệu cũ của lý học Trình Chu.
Lý luận của VPC rốt cuộc không thể sánh ngang bằng với Trình Chu, tuy ông nhấn mạnh "tính tức lý", song ông cho rằng, cái Lý này cần phải lấy cơ chế tự nhiên của con người làm nền tảng, tính "nghĩa lý" cần phải bắt rễ ở trong tính "khí chất", tách rời "khí chất" tức là không có cái gọi là "nghĩa lý". Điều này đã phản ánh đặc trưng về "Khí bản luận" của VPC, đây chỉ là ông lấy nhân nghĩa lễ trí tín, tam cương ngũ thường để nó về Lý, thổi phồng nguyên tắc đạo đức của xã hội phong kiến thành sự tuyệt đối vượt ra ngoài đời sống xã hội, mà làm theo Lý học như cũ.
Lý dựa vào Khí
Trình
Chu cho rằng, Lý là bản thể của vạn vật trong Thiên Địa, mà
Khí chỉ là chất liệu sinh ra vật của nó. Về căn bản mà nói,
thì Khí quyết định ở Lý, Lý có trước Khí có sau. Đường lối
tư duy của VPC trái với các nhà triết học khác.1. Lý dựa vào Khí, Lý là lý điều của Khí
"Khí chính là chỗ dựa của Lý vậy" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 10). Khí là chỗ dựa của Lý, nói ngược lại, Lý là thuộc tính của Khí, "Lý chỉ là cái kỳ diệu để giống lưỡng nghi, Khí mới là cái thực của lưỡng nghi". Khí chỉ về thực thể âm dương, Lý là quy luận vận dụng cái kỳ diệu của âm dương. Hai cái này là quan hệ giữa thực thể vật chất với quy luật của nó. Quy luật phụ thuộc vào thực thể, lại hạn chế sự vận động biến hóa của thực thể. Lý vận hành ở trong Khí, đó là "thứ thuốc phân chia chủ trì của Khí", "Giữa trời đất chỉ là Khí và Lý, Khí tải Lý mà Lý thì thứ tự ở trong Khí" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 3).
VPC chú ý tới Lý, tuy có thể thứ tự ở Khí, thậm chí "trị" khí, nhưng nó không phải là sự tồn tại của một loại thực thể nào đó đứng một mình ở ngoài Khí, Khí tải Lý, không phải là nói một vật tải một vật, bản thân Lý tồn tại ở trong Khí, là thuộc tính của Khí, là Lý điều của Khí, ông nói "Lý trị ở Khí, là lý điều của Khí (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 8). Sự hạn chế của Lý và lý điều là của bản thân Khí, chứ không phải là một loại tồn tại nào ở ngoài Khí, mà có tác dụng đối với Khí. Tách rời Khí, thì Lý sẽ trở thành tồn tại phi vật chất, cái Lý mà Trình Chu nói, đó là sự tồn tại về quan niệm vượt ra ngoài thực thể vật chất.
2. Lý và Khí hàm chứa lẫn nhau
Lý tất nhiên không tách rời Khí, Khí cũng không tách rời Lý. VPC lấy đó để phê phán quan điểm của Trình Chu, lấy Lý và Khí phân làm hai vật, Lý có trước Khí có sau.
Ông nói "Lý và Khí hàm chứa lẫn nhau, Lý nhập vào Khí thì Khí theo Lý vậy" (Tư vấn lục nội thiên). Xét về Lý, Lý được coi là thuộc tính của Khí, không tách rời Khí, ở đâu có Khí thì ở đó có Lý, "Thiên hạ đâu có riêng cái gọi là Lý, Khí có được cái Lý của nó, thì có nghĩa là Lý vậy. Khí vốn có cái đầy lý, trong trời đất tất cả chẳng qua là Khí, cũng chẳng qua là Lý vậy" (Thiên hạ khí biệt hữu sở vị lý, khí đắc kỳ lý, chi vị lý dã. Khí nguyên thị hữu lý đế, tận thiên địa chi gián vô bất thị khí, tức vô bất thị lý dã - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 10). Không có chỗ nào là không có Khí, thì không có chỗ nào là không có Lý, miễn là có Khí là có Lý, không có cái Lý thì không có Khí. Xét về Khí, thì Khí vốn là có Lý, nó vận động biến hóa, tự có một quy luật nhất định, một trật tự nhất định, đó là Lý, không có Khí thì không có Lý, vì vậy "nói về Khí tức không tách rời Lý được". Các nhà Lý học nói chung, đều thừa nhận Khí có Lý, chỗ vượt quá người khác về tư tưởng của VPC, là ở chỗ ông nhìn được Khí không những có Lý, mà cho dù Khí có mất Lý thì cũng ở trong Lý, "Khí mất Lý, không phải là Lý mất vậy, mất đi cũng ở trong Lý" (Khí chi thất lý, phi lý chi thất dã, thất diệc tại trung - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 7).
Sự vận động biến hóa của sự vật có quy luật vốn có, nhưng trong trường hợp đặc biệt, vận động của nó có thể không phù hợp với quy luật vón có. Như nước chảy xuôi, đó là quy luật chung, nhưng, tác động vào, lại có thể làm cho nước chảy ngược, VPC cho rằng, xuất hiện trường hợp đó, không phải bản thân quy luật có vấn đề gì, cũng không phải là làm trái quy luật, mà nó "mất" cũng có cái Lý sở dĩ "mất", "mất đi cũng ở trong lý". Nó biểu hiện rõ là quy luật hạn chế sự vật cũng có ngoại lệ, song nhìn chung, vận động biến hóa của sự vật luôn luôn tuân theo quy luật được xác định riêng, Khí không tách rời Lý, không có Khí thì không có Lý, về điểm này không có ngoại lệ.
Khí và Lý không tách rời nhau, VPC gọi đó là "Khí và Lý trao đổi bổ xung mà duy trì lẫn nhau" (Khí Lý giao xung như tương hỗ trì - Chu Dịch ngoại truyện - quyển 4). Ông phản đối cách nói của Trình Chu, khi coi Khí và Lý là hai vật. "Khí và Lý vốn không thể phân cách làm hai" - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 9), ông cho rằng, không những Lý ở trong Khí, với Khí không phải là hai, mà là ở trong vạn sự vạn vật, bởi vì Lý là thuộc tính của Khí, Khí có thì Lý có, "Lý không phải là một vật, với Khí là hai" (Lý bất thị nhất vật, dữ khí vi lưỡng). Trời cho người và cái mệnh sống, bằng Lý, bằng Khí. "Lý cho là ngũ thường kiện thuận", "Khí cho là cùng thông thọ yểu".
Khí cấu tạo thành hình chất của sự vật, mà "cái thuốc pha chế chủ trì, chính là Lý vậy" (Chủ trì điều tễ giả, tức lý dã - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 5), ông phản đối coi Lý và Khí là hai vật, thực tế là ông phản đối việc coi Lý là vật tồn tại khách quan. Trình Chu cho rằng, trước tiên có Lý, sau mới có Khí, Lý sinh ra Khí. Theo quan điểm của VPC thì, Lý và Khí không thể phân làm hai, ông đã bác bỏ lý luận đó một cách sâu sắc, "Lý tức là Lý của Khí, Khí đáng được như thế, đó là Lý, Lý không có trước, mà Khí cũng không có sau" (Lý tức thị Khí chi Lý, Lý tương đắc như thử tiên thị Lý, Lý bất tiên nhi Khí bất hậu - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 10), chúng trao đổi bổ xung và duy trì (giao xung nhi tương hỗ trì), căn bản không thể nói trước hay sau.
3. Lý quyết định ở Khí
Lý không phải là thực thể độc lập ở ngoài Khí, nó là thuộc tính của Khí. Vì thế mà, "không phải Lý quyết định Khí, mà là Khí quyết định Lý, đâu phải có một Lý riêng ở ngoài Khí để du hành trong Khí được" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 10).
Thuộc tính là thuộc tính của thực thể, không phải nói ngược lại là, thực thể là thực thể của thuộc tính, mối quan hệ chính phụ của hai cái này không thể đảo ngược. Đây là tư tưởng nhất quán của VPC.
Chu Hy có lúc cũng nói Lý Khí không tách rời nhau, ông chỉ là tìm cho Lý một "chỗ treo mắc" (quải đáp xứ), hễ tiếp xúc đến mối quan hệ bản chất giữa hai cái, thì nhấn mạnh ngay đến Khí nương tựa vào Lý mà vận hành, Lý quyết định Khí. VPC cho rằng, Lý ký thác "treo bên trên" không tách rời Khí, không phải là sự tồn tại chân thực, mà là sự hư cấu chủ quan. Lý ở trong Khí, không có Khí quyết không có Lý, Lý sinh ra Khí là Bản dịch thuyết "vô trung sinh hữu" (có sinh ra trong không có) của Thích Ca và Lão Trang, ta có thể thấy, quan hệ Lý Khí không phải là vấn đề triết học nói chung, mà nó trực tiếp phản ánh lập trường triết học cơ bản của nhà tư tưởng. Chu Hy coi Lý hư cấu là bản thể vũ trụ, còn VPC coi Lý thực có là tính thứ hai.
Mối quan hệ giữa Khí và Lý theo cách lập luận tinh tế của VPC là "Khí chắc chỉ là một cái Khí, Lý khác rồi thì Khí khác. Nhưng, Lý khác thì Khí khác rồi, duy Khí khác rồi sau mới thấy Lý của nó khác. Khí không khác, thì cũng đâu có Lý được" (Khí cố chỉ thị nhất cá khí, lý biệt nhi hậu khí biệt. Nãi lý biệt tắc khí biệt hĩ, duy khí chi biệt nhi hậu kiến kỳ lý chi biệt. Khí vô biệt, tắc diệc an hữu lý tại - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 10). Đoạn nói này có ba lớp hàm nghĩa:
Một là, trong trời đất chỉ có một loại Khí chứa đầy, bản thể và vạn vật đều là hình thái khác nhau của nó. Sự vận động biến hóa của Khí sinh ra vạn sự vạn vật. Vạn vật tạo thành do Khí ngưng tụ lại, là hình thức biểu hiện cụ thể của Khí. Giữa chúng tất yếu có cái Lý khác nhau. Sự khác nhau của Lý đã thể hiện sự khác nhau về chất của sự vật, cũng phản ánh sự khác nhau của Khí, không có sự khác nhau của Lý thì không có cách nào nhận thức được sự khác nhau của Khí. Lý là sự quy định về bản chất và đặc thù của sự vật. Quan điểm này về sau được Trương Tử phát huy và tuyên truyền.
Hai là, sự khác nhau của Lý đã phản ánh sự khác nhau của Khí, nhưng về cơ bản mà nói, thì Lý sở dĩ khác nhau, là bởi vì bản thân Khí đang tồn tại sự khác biệt. Một loại Khí hóa sinh ra vạn vật, do sự khác nhau nhiều hay ít, trong hay đục, dày hay mỏng, mới sinh ra sự khác biệt giữa vạn sự vạn vật. Sự khác nhau về Lý (quy luật) của sự vật quyết định ở sự khác nhau về Chất của bản thân sự vật.
Ba là, Khí khác, sau đó có Lý khác. Nếu không có sự khác biệt của Khí, thì không có sự khác biệt của Lý, thậm chí ngay cả bản thân Lý cũng không thể tồn tại được. Lý là quy luật vận động biến hóa của sự vật. Sự vật tất nhiên có vận động biến hóa, thì tất nhiên sinh ra sự khác biệt nhất định. Không có vận động biến hóa, bản thân sự vật đều không thể tòn tại, càng không thể nói đến cái Lý của nó. Về ý nghĩa này có thể nói, Lý là quy định sự khác biệt của Khí, không có sự khác biệt của Khí cũng sẽ không có Lý. Tóm lại, Lý là thuộc tính, là quy luật tồn tại trong Khí, dựa vào Khí và không tách rời Khí, nó quyết định ở Khí.
Lý tồn tại ở dục vọng
Quan hệ giữa Lý và Dục, về thực chất là mối quan hệ giữa nguyên tắc đạo đức với tình dục tự nhiên và dục vọng vật chất của con người.
Trình Chu Lục Vương, đều nhấn mạnh "Tồn thiên lý, diệt nhân dục", coi hai cái này là nước và lửa. Quan niệm về Lý và Dục của VPC được xây dựng trên cơ sở của nhân tính luận hợp nhất Lý với Dục, ông cho rằng Lý Dục là nhân tố vốn có của nhân tính, hai cái này có quan hệ thống nhất đối lập.
1. Lý là công, dục là tư
Lý trời nhân dục có sự khác nhau vốn có, "Cái đó có nghĩa là 'nhân dục' thì giống như là dục thuộc về con người vậy, như miệng hay ăn để nuôi dưỡng, khác với loài chim thích ăn cỏ" (Cái vị chi viết 'nhân dục' tắc do vi nhân chi sở dục dã, như khẩu thị sô hoạn, tự dị vụ điểu chi thị tiến thảo - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 8). "Sự đáng ham muốn về tất cả thanh sắc, hóa lợi, quyền thế, sự nghiệp, mà ta muốn, thì đều gọi là dục" (Cái phàm thanh sắc, hóa lợi, quyền thế, sự công, chi khả dục nhi ngã dục chi ngã, gia vị chi dục - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 6).
Nhân dục, không những là dục vọng sinh lí tự nhiên của con người, mà còn chứa đựng mọi sự theo đuổi của tâm lý xã hội. Nhân dục mà VPC nhấn mạnh, có sự khác biệt nghiêm chỉnh với ham muốn của động vật, ví như yêu thì muốn sống, ghét thì muốn chết, là dục vọng của con người, mà nếu hiếu chiến, vui với sự sát hại, khoái với tính hung bạo, "không phải là cái gì ác cũng muốn giết hại, thì đó đều là ham muốn của loài hổ báo lang sói, của loài rắn độc", "không thể là nhân lý luận được" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 6). Bản thân nhân dục, tức là có sự quy định về cái Lý của con người, song giữa Dục và Lý lại có sự khác nhau. Dục chỉ là sự đòi hỏi một sự vật. "Cái đó ở vật, chính là Lý trời vậy, ở mình chính là tư dục vậy" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 5).
Dục vọng cần phải thỏa mãn bởi một loại hiện tượng vật chất nào đó, mà thủ đoạn, phương thức, mức độ thỏa mãn, đều có quy phạm chuẩn tắc đạo đức "Lý trời và Nhân dục, chỉ tranh giành công tư, thành thực và giả dối" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 6). Cái phù hợp với chuẩn tắc đạo đức thì gọi là Lý trời, ngược lại là nhân dục (nói một cách xác đáng phải là "tư dục"), thậm chí có thể trụy lạc như sự ham muốn của loài cầm thú. Vì thế, nhân dục có thể làm trở ngại cho việc thực hiện đầy đủ Lý trời.
VPC chỉ ra sự khác nhau giữa Lý và Dục còn biểu hiện ở sự khác nhau của cơ sở sinh ra cái Lý và Dục. "Lý từ tính sinh ra, Dục do mình mở ra" (Lý tự tính sinh, dục dĩ hình khai - Chu Dịch ngoại truyện - quyển 1). Lý bắt nguồn từ nhân tố lý tính trong bản tính của con người, còn Dục thì được sinh ra do có cảm ứng với ngoại vật. Bản tính của con người là giống nhau nên gọi là công, mà cảm ứng đối với ngoại vật thì có thể khác nhau, cho nên gọi là tư. Dục là một nhu cầu riêng, Lý là chuẩn tắc chung.
2. Lý ở trong Dục
Sự khác nhau giữa "lý dục quan"của VPC với Trình Chu, không ở chỗ nói về giới hạn giữa Lý và Dục của ông, mà ông biểu hiện ở chủ chương Lý trời "ở trong tư dục" (Tư dục chi trung, thiên lý sở ngụ - Tứ thư huấn nghĩa - quyển 2). Ông rất tán thành Hồ Hồng với cách nói là "Lý trời và Nhân dục đồng hành mà dị tình", ông cho rằng hai cái này không thể phân tách rõ ràng ra được. Đầu tiên là, Lý ở trong Dục, tách rời Dục tức không có Lý. "Lễ tuy thuần là tiết văn của Lý trời, mà cần phải ở trong nhân dục thì mới nhận biết được" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 8), "Chỉ Lý mới có nghĩa là Trời, chỉ Dục mới có nghĩa là Người. Đói thì ăn, rét thì mặc, đó là trời vậy. Ăn mỗi người có cái thỏa mãn riêng, áo mặc cũng mỗi người có sở thích riêng, đó là người vậy" (Độc tứ thư đại toàn thuyết - quyển 4).
Cái lý cần ăn cần mặc, tồn tại ở trong sự ăn mặc của mỗi con người, tách rời sự ăn mặc của con người, sẽ không có cái lý về ăn mặc. "Cho nên, cuối cùng là không thể tách rời con người mà có riêng ông trời, cuối cùng không tách rời Dục mà có riêng cái Lý vậy" (Cố chung bất li nhân phi biệt hữu thiên, chung bất li Dục, nhi biệt hữu Lý dã - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 8).
Thứ hai là, Lý tức Dục, là sự thỏa mãn thích đáng về tình dục, ham muốn tình cảm của con người. "Thánh nhân có Dục, Dục của thánh nhân tức là cái Lý của trời. Trời không có Dục, Lý của trời tức là Dục của con người. Học giả có Lý có Dục, Lý tận thì hợp với Dục của con người, Dục suy ra tức là hợp với lý của trời. Ở đây có thể thấy: mỗi một nhân dục có được, tức là sự đại đồng của Lý trời; Lý trời đại đồng sẽ không có sự khác nhau về nhân dục" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 4). Thánh nhân được coi là nhân cách lý tưởng, lời nói việc làm của họ chỉ là hợp với Lý, nên Dục của họ tức là Lý. Trời tất nhiên là không có Dục, trời cho mọi người cái sinh lý, cái Lý này, tức là sự ham muốn của con người. Đối với con người nói chung mà nói, khi có được hết cái Lý làm việc tự nhiên là nhân dục, thì ham muốn hành động vừa đúng, tức là Lý trời. Lý trời, tức là sự thỏa mãn hợp lý chung của ham muốn tình cảm (tình dục) của loài người. Vì thế VPC có được một kết luận là "Lý và Dục không phải là nước và lửa không dung hòa với nhau, mà là thống nhất đối lập, chuyển hóa lẫn nhau. "Lý trời có đầy xung quanh, vốn không chất chồng lên nhân dục", khi dục công thì Lý chỉ là Dục, "Lý xử lý hết, thì Dục chỉ là Lý" (Lý tận xứ, tắc dục vô phi lý - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 6).
Trên cơ sở đó, VPC ra sức bài xích sự xằng bậy của thuyết "Tồn thiên lý, diệt nhân dục": "Cần phải làm sách hết nhân dục, sau đó Lý trời mới tự nhiên lưu hành được" (Tu thị nhân dục tịnh tận, nhiên hậu thiên lý tự nhiên lưu hành, thử ngữ đại hữu bệnh tại - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 6), lời nói này là rất sai lầm. Lý trời ở trong nhân dục, không cần sau khi làm sách hết nhân dục, mới có lý trời, "Nếu lý trời không có chứa thực trong đó, thì sao lại phải chủ yếu chống cự nhân dục phát ra?" (Cẩu thiên lý bất xung thực vu trung, hà sở vi dĩ cự nhân dục chi phát ra). Ngoài ra, nhân dục là cơ sở tự nhiên về mệnh sống của con người, dục diệt hết, là làm trái với sinh lý của con người, là làm tổn hại đến sinh mệnh con người, không những nó ác quá hơn cả vua Kiệt, mà cũng không thể đếm được vậy.
Thuyết "Tồn thiên lý, diệt nhân dục", cho là tách rời Dục mà có riêng cái Lý, hoàn toàn là thuyết giáo xằng bậy, "hỏi nó thực tế, há không phải là tà thuyết 'không có tất cả?" (Khẩu kỳ thực tế, khỉ phi 'không chủ sở hữu nhi tà thuyết hồ? - Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 6). Một lời nói này, đã phá được thực chất của Lý học Trình Chu, VPC cho rằng, nam nữ ẩm thực, là những yêu cầu mong muốn tự nhiên, đó là "cái rất chung của con người", mọi người không thể thiếu được. "Ta sợ nó bạc với Dục cũng chính là bạc với Lý, bạc với tấm thân bị thiên hạ bạc đãi, tấm thân để mặc cho thiên hạ vậy" (Ngộ cụ phu bạc vu dục giả chi bạc vu lý, bạc vu dĩ nhân thụ thiên hạ giả chi bạc vu dĩ thân nhậm thiên hạ dã - Thi quảng truyện - quyển 1). Những người ra sức tuyên truyền thuyết "Tồn thiên lý, diệt nhân dục", bản thân họ không thấy được sự giác ngộ về đạo đức cao bao nhiêu.
3. Lấy Lý để hướng dẫn Dục
VPC tuy nhấn mạnh Lý trời và Nhân dục "đồng hành dị tình", nhưng ông không chủ trương buông thả Dục, mà là kiên trì muốn mọi người "lựa trọn lý trời trong nhân dục, phân biệt nhân dục trong lý trời, tỷ mỷ kỹ càng từng điều này đến điều khác, lập ra một sự bắt đầu và kết thúc triệt để với 'cầm thú", đến hết ranh giới trong ngoài" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 9). Bởi vì Lý và Dục chỉ tranh giành cái công cái tư, cái thành thật và cái giả dối, Lý trời là công dục về nhu cầu chung của loài người, nhân dục là cái riêng tư của mỗi người, nó chính đáng hay không thủ quyết ở cái "công" có phù hợp với lý trời hay không. Điều này, ở VPC xem ra, yêu, ghét, mong muốn đòi hỏi ở mỗi người đều có khác nhau, đang tồn tại sự khác nhau rất lớn, thậm chí mâu thuẫn với nhau. Vì thế, đòi hỏi phải có sự dẫn dắt hạn chế của Lý. Tư dục không có Lý dẫn dắt thì chỉ là tham ăn lạm dục.
Nói theo góc độ này, không có tồn tại công dục giống nhau ở mọi người, "Có công lý, không có công dục. Tư dục hết sạch, thiên lý lưu hành, thì đó là công rồi. Có được cái Lý của thiên hạ, thì có thể cho thiên hạ một dục vọng rồi" (Tư vấn dục nội thiên). Khi nhân dục có Lý chỉ đạo, bỏ hết tư dục, từ đó mà dục vọng cần có của mỗi người dưới khắp gầm trời, thì đều có thể thỏa mãn một cách tận tình. VPC cho rằng, muốn ngăn chặn tự dục, cần phải kết hợp việc ngăn chặn Dục với việc tồn Lý với nhau, "lệch về bên nào cũng đều không phải là căn cứ". Chỉ có "tồn lý" mà không ngăn Dục, lý tuy có được sẽ lại mất đi, chỉ có ngăn dục mà không "tồn Lý", cấm không được miễn cưỡng hành động, có thể coi ham muốn tình cảm chính đáng của mọi người là tư dục bị ngăn chặn hạn chế.
VPC chỉ ra, điều quan trọng không phải là phân biệt những cái nào là tư dục, những cái nào là ham muốn tình cảm chính đáng, mà ở chỗ dùng Lý để chỉ đạo sự thỏa mãn dục vọng, miễn là có sự chỉ đạo của quy phạm đạo đức, bất cứ một dục vọng nào cũng phải phù hợp với "đạo nghĩa". "Nếu tâm hồn mà được Lý, thì cái nghĩa của tính ta, tựa như chiếc rìu sắc, bổ một nhát làm hai, lại không thể lựa chọn những cái vụn vặt sang phía nhân dục được sao?" (Độc Tứ thư đại toàn thuyết - quyển 10)
Lý dục quan của VPC coi tình dục của con người là cơ sở tự nhiên của sinh mệnh, đã khẳng định tính hợp lý của nó, rõ ràng ông phản đối thuyết giáo "Tồn lý trời, diệt nhân dục" của Lý học thời Tống - Minh, đồng thời ông lại phản đối sự ham muốn phóng túng hưởng lạc, kiên trì nguyên tắc đạo đức lý tính để hạn chế dục vọng vật chất cảm tính. Tất cả những cái đó có ý nghĩa tiến bộ trong lịch sử. Đương nhiên cái gọi là Lý của ông, vẫn gọi là nguyên tắc đạo đức xã hội phong kiến, ý đồ của ông không phải là đề xướng sự giải phóng dục vọng cảm tính, mà là muốn đặt nó dưới sự hạn chế của cương thường đạo đức phong kiến. Đây là tính giới hạn cục bộ của thời đại ông.
This is how my buddy Wesley Virgin's report begins with this SHOCKING and controversial video.
Trả lờiXóaYou see, Wesley was in the military-and soon after leaving-he found hidden, "self mind control" tactics that the CIA and others used to obtain whatever they want.
As it turns out, these are the exact same SECRETS lots of celebrities (especially those who "became famous out of nowhere") and elite business people used to become rich and famous.
You probably know how you utilize only 10% of your brain.
Mostly, that's because most of your brain's power is UNCONSCIOUS.
Maybe that expression has even occurred INSIDE OF YOUR own brain... as it did in my good friend Wesley Virgin's brain 7 years ago, while driving a non-registered, beat-up bucket of a car with a suspended license and $3 on his bank card.
"I'm so fed up with going through life paycheck to paycheck! When will I finally succeed?"
You've been a part of those those conversations, isn't it so?
Your success story is waiting to start. Go and take a leap of faith in YOURSELF.
CLICK HERE TO LEARN WESLEY'S SECRETS