Thất
sát đồng cung với Tử vi hay đối nhau với Tử vi, đều hóa làm sao
quyền. Nếu gặp Tử vi Hóa Quyền, thì quyền quá nặng ,trở thành không
lợi. Đến các đại hạn hay lưu niên này ắt không cát lợi, chủ về biến
động thất bại, đặc biệt rất ghét gặp cung hạn Vũ khúc Hóa Kị.
Thiên lương chủ về “phong tục, luật
pháp”, Thất sát cũng chủ về “phong tục, luật pháp”, nên cũng chủ về
“hình pháp, kỷ luật”. Có điều, Thiên lương thuộc “văn”, Thất sát
thuộc “võ”; Thiên lương có thể lui về hậu trường, Thất sát thì bước
lên phía trước. Nên, Thiên lương có thể nhuyễn hóa thành “giám sát”,
Thất sát thì nhuyễn hóa thành “quản lý”.
Cổ nhân nói “Hai cung mà gặp nó,
định phải trải qua gian khổ” (Nhị
cung phùng chi, định lịch gian tân), tức là hai cung Mệnh và Thân
mà gặp Thất sát, đời người ắt sẽ có một thời kỳ trải qua gian
khổ. Thất sát rất kị đến hai cung hạn Thiên cơ hay Cự môn tọa thủ,
khi gặp hai cung hạn này, tính “hành động thiết thực” của Thất sát
bị hóa giải, không còn thiết thực mà trở thành mù quáng.
Thất sát ắt sẽ đối nhau với Thiên
phủ – Thất sát chủ về “công”, Thiên phủ chủ về “thủ”, hai sao kềm
chế lẫn nhau. Cần phải xác định rõ sự ảnh hưởng từ bên nào. Ví dụ
như Thất sát ở Dần hoặc ở Thân có Lộc tồn đồng độ, cung đối diện
là “Tử vi Thiên phủ”, mà Thiên phủ được Lộc tồn vây chiếu. Cho nên
lợi về “thủ” mà bất lợi về “công”. Lúc này Thất sát chịu ảnh
hưởng chi phối của Tử vi ở cung đối diện, nên quyền lực của Thất
sát thiên về khuynh hướng bảo thủ, chỉ
muốn duy trì phát triển trong cục diện hiện có, mà không mong
cầu lập ra cục diện mới, vì vậy cũng không có nhiều biến động thay
đổi.
Thất sát kị Hỏa tinh Linh tinh, kị
nhất là tổ hợp “Kình dương Hỏa tinh” và “Kình dương Linh tinh”, trong
hai tổ hợp này, thì tổ hợp “Kình dương Linh tinh” là xấu nhất; nếu
có Thiên hình đồng độ, gặp các sao Âm sát, Đại hao, Thiên hư, sẽ chủ
về phạm pháp hình sự.
Thất sát ở cung miếu, vượng, gặp
tổ hợp “Kình dương Hỏa tinh” thì còn được, chỉ chủ về lực kích
phát, đời người không ngừng trắc trở, nhưng cũng nhờ đó mà có tiến
bộ. Nếu gặp tổ hợp “Kình dương Linh tinh”, lại chủ về lụn bại dần
dần, ở hãm địa thì càng nặng, còn chủ về không có duyên với lục
thân, cuộc đời ít được trợ lực.
Thất sát hội với Văn xương, Văn
khúc, mà không tụ hội thêm với các Phụ diệu hay Tá diệu khác là
điều không nên. Nếu không tụ hội thêm với các Phụ diệu và Tá diệu
khác, chủ về càng thông minh thì càng độc đoán, không chịu nghe ý
kiến của người khác, mệnh cách thường tự gây ra trắc trở cho bản
thân.
Thất sát rất ưa gặp Thiên khôi, Thiên
việt, thậm chí đến các cung hạn có lưu Khôi, lưu Việt vây chiếu hay
hội hợp, chủ về cơ hội chuyển biến theo hướng tốt.
Thất sát cũng ưa gặp sao Lộc, ưa
nhất là gặp Phá quân Hóa Lộc, chủ về đời người trải qua một lần
chuyển biến quan trọng mà được phú quý, kế đến là Tham lang Hóa
Lộc, cũng có thể được vinh hoa nhưng không được lâu dài, Vũ khúc Hóa
Lộc cũng tốt nhưng là cách kém hơn.
Thất sát đối nhau với Thiên phủ, đã
mang hàm nghĩa gây trở ngại lẫn nhau, có mâu thuẫn về tính chất. Khi
Thất sát gặp những sao Sát, Hình, Không, Hao, đồng độ, thường vì gặp
trắc trở mà cảm thấy đời người là hư ảo, vì vậy mà tư tưởng xuất
hiện khuynh hướng ẩn nấp trong tôn giáo, ưa bước vào cửa Phật, cửa Đạo. Nhưng khi Thiên phủ gặp sao
Lộc, sẽ gây ảnh hưởng đến Thất sát ở cung đối diện, nhu cầu ẩn nấp
trong tôn giáo sẽ bị lu mờ, trước hay sau vẫn còn tham luyến duyên
trần.
Thất sát ở Tý hoặc Ngọ, có “Vũ
khúc Thiên phủ” vậy chiếu, gặp sao Lộc thì “tài tinh” Vũ khúc có
gốc rễ, có thể điều hòa khí chất của Thất sát, khí chất của Thất
sát được nhuyễn hóa, sẽ trở thành người theo giới làm ăn kinh doanh. Nếu
là người nắm thực quyền về kinh tế tài chính mà lại không có sao Lộc,
chỉ cần không có các sao Sát, Kị, Hình, cũng chủ về được bậc
trưởng thượng dùng tài lực giúp đỡ. Đây là hình ảnh Thất sát được
dư khí che chở. Bởi vì liên quan đến “sự che chở”, nên Thất sát ở Tý
hoặc ở Ngọ đặc biệt ưa Thiên khôi, Thiên việt, Tả phụ, Hữu bật. Khi
đến đại hạn, lưu niên có lưu Khôi hoặc lưu Việt xung khởi Thiên khôi,
Thiên việt của nguyên cục, thì đại hạn hay lưu niên này, được xem là
cát lợi, chủ về được người tri ngộ. Nếu có các sao Sát, Kị, Hình
hội chiếu, thì trường hợp này thuộc ngoại lệ.
Nếu Thất sát ở Ngọ thành cách “Hùng tú kiền nguyên”, thì đại kị
Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ, cách này là “hỏa luyện âm kim”, gặp Hỏa tinh hay Linh tinh thì hỏa hầu
quá lớn, không những đời người gian khổ, mà e rằng còn bị tàn tật.
Trường hợp thành cách, cũng ưa đến các đại hạn hoặc lưu niên có Tả
phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt.
Thất sát ở Tý không thành cách “Hùng tú kiền nguyên”, vì Tý là
phương Bắc thuộc Thủy, thủy có thể khắc hỏa. Cho dù có Hỏa tinh hay
Linh tinh đồng độ, chỉ chủ về bôn ba vất vả, mà không đến nỗi phá
cách.
Trường hợp thành cách “Hùng tú kiền nguyên”, rất ưa Liêm
trinh Hóa Lộc, là thượng cách, chủ về sức sống mạnh, kiên nghị trác
tuyệt, trải qua phấn đấu mà thành đại nghiệp. Vận phát đạt ắt ở
cung hạn Phá quân tọa thủ. Năm phát đạt ắt ở cung hạn Liêm trinh tọa
thủ hoặc Tham lang tọa thủ.
Thất sát ở Tý hoặc ở Ngọ, khi
không thành cách hoặc phá cách, lại không nên đến cung hạn Liêm trinh,
chủ về hôn nhân gặp nhiều sóng gió, trắc trở, cũng không nên đến cung
hạn “Thiên cơ Cự môn” tọa thủ, chủ về giai đoạn thất bại.
Thất sát ở Dần hoặc ở Thân, đối
nhau với “Tử vi Thiên phủ”, không ưa Tử vi Hóa Quyền mà rất ưa Tử vi
Hóa Khoa và Thiên phủ Hóa Khoa, khi Tử vi hóa Khoa chủ về “công”, còn
Thiên phủ hóa Khoa chủ về “thủ”. Thất sát ở Dần Thân, là người độc
đoán, gặp Văn xương Văn khúc chủ về vì thông minh mà phạm sai lầm;
Gặp Lộc tồn đồng độ, khí hòa hoãn thành mệnh cách tốt, nhưng tính
độc đoán càng thêm nặng. Khi luận giải cần chú ý đến đặc điểm này,
xem xét kỹ cung Phúc đức và cung Phu thê, để xác định phẩm tính của
mệnh cách. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hậu vận. Gặp Hỏa
tinh, Linh tinh chủ về tính tình nóng nảy, hay vô cớ nóng giận, bộp
chộp. Đối với Thất sát ở Dần Thân, các cung hạn “Liêm trinh Thiên
tướng”, Cự môn, Phá quân, Thái dương là những đại hạn hoặc lưu niên
then chốt.
Thất sát ở Thân, còn “Liêm trinh Thiên
tướng” ở Ngọ, dù không thành cách “Hùng
tú kiền nguyên” (vì Thất sát
thuộc âm Kim, cung Thân thuộc dương Kim; Liêm trinh thuộc âm Hỏa, cung Ngọ
thuộc dương Hỏa, hai khí Kim Hỏa về gốc, trở thành mỗi bên một khí,
không còn tác dụng tương hỗ), nhưng vẫn ưa hai cung hạn Liêm trinh
Hóa Lộc và Phá quân Hóa Lộc, đây là giai đoạn phát đạt.
Thất sát ở Thìn hoặc ở Tuất, có
“Liêm trinh Thiên phủ” vây chiếu, chủ về lý trí nặng hơn “Liêm trinh
Thất sát” ở Sửu Mùi, mệnh cách loại này phần nhiều có tư tưởng
rất đặc biệt, Thất sát tại Thìn Tuất rất kị gặp Địa không, Địa
kiếp hội chiếu, nếu không, người ta khó mà hiểu và chia sẻ đối với
mệnh tạo, vì mệnh cách loại này thường cảm thấy đời người thiếu
tri kỷ, không bộc lộ chia sẻ nên thành người cô độc, nặng hơn thì tâm
chí nhiều hoang tưởng, thiếu thực tế. Nếu gặp Xăn xương, Văn khúc thì
còn được, nhưng cần phải gặp Thiên khôi Thiên việt hoặc Tả phụ Hữu
bật, mới có thể phú quý. Nếu Tham lang Hóa Lộc đến hội chiếu, chủ
về không thể thỏa mãn tham vọng quá cao, nên cuộc sống có thể đầy
đủ nhưng lại rất vất vả. (Tham lang
xung chiếu ảnh hưởng tới cung Phúc đức). Đối với Thất sát ở
Thìn Tuất, các cung hạn “Vũ Khúc Thiên tướng”, “Thiên đồng Cự môn”,
Tham lang, hoặc cung hạn có tinh hệ vây chiếu đã thuật ở trên, là
những đại hạn lưu niên có tính then chốt.
Thất sát ở Thìn Tuất, nếu cung
Phúc đức là Tử vi Hóa Quyền, ắt sẽ bất lợi trong hôn nhân, nhất là
nữ mệnh, chủ về không có sinh hoạt hôn nhân, hoặc thiếu lạc thú vợ
chồng (có thể vì bận rộn hoặc vì chồng bị bệnh tật).
Thất sát ở Tý Ngọ thiết thực hơn
Thất sát ở Dần Thân cũng như Thất sát ở Thìn Tuất. Phân biệt các
tính “nhiều dục vọng”, hay tính “giữ nguyên tắc” của các các nhóm
tinh hệ liên quan đến Thất sát thủ mệnh, cũng giúp ích cho việc luận
giải. Ảnh hưởng của Tham lang đối với Thất sát như thế nào, thường
rất quan trọng, chi phối mối quan hệ rất lớn, như gặp hệ "Hỏa Tham" hay hệ
"Linh Tham", càng chủ về dễ phát dễ phá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét