Đẩu - Số luận

      Vũ trụ là sự tổng hòa các dạng tồn tại vật chất, có thể phân có thể hợp, có đoàn tụ tất có phân ly, có "tích" tất có "phân". Đây là điểm mấu chốt của phương pháp luận.

       Nghiên cứu về Đẩu và Số, nhất thiết phải tham khảo Dịch đồ, theo phương pháp dùng hào âm dương. Long đồ tự - Long đồ tam biến do ngài Trần Đoàn sáng chế, số "0" được gọi là số "Linh kỳ", ngài Trần Đoàn theo nguyên lý Vô sinh Hữu viết "Vô cực sinh Thái cực", người đời sau, ngài Chu Hi sửa lại, thay chữ sinh, viết "Vô cực mà Thái cực". Tư tưởng lập thuyết của ngài Trần Đoàn "Vô cực sinh Thái cực" hay "từ không sinh có", chính là vũ trụ thời gian vô hạn, dựa vào nguyên lý của Dịch "Dịch hữu thái cực, thị phân lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái", coi "0" và "1", "hư" và "thực", "tụ" và "tán", "tích" và "phân", "chính" và "phụ", ... cấu thành cặp ... Số 0 có thể phân thành "chính" và "phụ", có nghĩa là "chính 0" và "phụ 0" - trong đó "tích" là "chính", "phân" là "phụ". Nội hàm các trị số nhỏ hơn 1, sự biến hóa của chính - phụ lấy "0 và 5"của hệ thập phân làm danh giới. Trong đó, số có trị số lớn hơn "0 và 5" là "chính" của 0, số có trị số nhỏ hơn "0 và 5" là "phụ" của 0. Dùng số "0" của hệ thập phân thì "tượng nhuận" là giải pháp tối ưu.


      Chẵn và lẻ, nhỏ và lớn là những cặp tương ứng và đối nhau, số 0 tức là số lẻ, số 1 có trị số thực của nó đã là số chẵn, nhưng khái niệm về số chẵn này, vẫn biến hóa vô cùng, hơn nữa, nó cùng với 0 tương ứng chuyển hóa tùy lúc, tùy thời. 1 và 0, cùng các loại danh số kết hợp với nhau, biểu thị sự khác biệt về số lượng và chất lượng của vạn sự vạn vật, biến hóa vô cùng, không có điểm dừng.

  
      Cấu tạo Long Đồ Tự của ngài Trần Đoàn cho "Khôn" với "Phục" đối nhau ở chính Bắc, nó là do thứ tự từ quẻ Phục tới Càn, sau đó chuyển hướng từ Cấu tới Khôn, tức là chính 0 với phụ 0 đối nhau, biểu thị rõ thời điểm Đông chí âm lạnh đạt đến đỉnh điểm, sau đó chuyển hóa theo hướng "Nhất nhật sinh", đây mới là kết tinh của Dịch học. Chính của "0" và Phụ của "0" còn có thể đồng thời biểu hiện, đó là khi lấy đen biểu thị cho Âm, trắng biểu thị cho Dương, theo thói quen của người xưa, vẽ thành "Âm Dương ngư", đây là tiền thân của Thái Cực đồ vậy.  


       "Bát tiết định 8 phương", theo thứ tự Địa Sơn Thủy Phong Lôi Hỏa Trạch Thiên, ở đây 8 tiết khí này đều là điểm giao tiếp của Thiên và Địa với nhau, được gọi là điểm "Quan khẩu" (điểm chuyển tiếp). Dựa theo nguyên lý âm dương đối ứng, Đông chí đối Hạ chí, Lập xuân đối Lập thu, Xuân phân đối Thu phân, Lập hạ đối Lập đông, 3 hào trong và 3 hào ngoài của 8 đôi, theo thuyết "Nội sinh Ngoại thành",  cũng căn cứ vào thuyết Thiên đối Địa, Sơn đối Trạch, Thủy đối Hỏa, Phong đối Lôi.


       Hình tròn 720 quẻ, 720 quẻ lớn gấp 5 lần 144 quẻ (ứng Khôn sách 144), mật độ của vòng tròn này lấy "một ngày một đêm" phối với 1 độ. Xuất phát điểm của nó dụng nguyên tắc "Nhất nhật lưỡng quái" (hai quẻ phối một ngày), tương ứng Ngày là dương Đêm là âm.

      Nguyên tắc tính bắt đầu từ 0 giờ lúc nửa đêm, tức là giờ Chính Tý, hai đầu là đêm, khoảng giữa là ban ngày, đúng với nguyên tắc định danh "dương kỳ âm ngẫu".

      Ngày thứ nhất qua Đông chí, đặt 2 quẻ 0 và 1, đây chính là "Nhất âm nhất dương chi vị đạo". Dựa theo mức độ khuếch tán tỏa sáng trên mặt đất mà nói, lại đúng là "thiên tam địa nhị". Bởi lẽ, ban ngày có mặt trời tỏa sáng, trái đất nhận ánh sáng. Mỗi sớm mai "thiên số dĩ tam kiêm nhị", trước khi mặt trời lên tới đường chân trời, một số tia khúc xạ trắc diện của ánh mặt trời, đã chiếu sáng lên mặt đất, đây là lúc bình minh. Buổi chiều "Địa số dĩ nhị kiêm tam", sau khi mặt trời đã lặn xuống đường chân trời, những khúc xạ trắc diện của mặt trời vẫn tỏa sáng xuống mặt đất, đây là lúc hoàng hôn. Phía trước một nhóm là "tam kỳ nhị ngẫu", phía sau là một nhóm "tam ngẫu nhị kỳ". Cho nên, ngày sáng đêm tối không thể căn cứ vào sự lên xuống của mặt trời làm chuẩn. Nhưng, sự lên xuống của mặt trời, tức có hoàng hôn và có bình minh, luôn luôn định ra tỷ lệ  "dương cửu âm lục", "thiên tam địa nhị", đây lấy 5 ngày ứng với 5 độ chu kỳ hình tròn, 5 ngày ứng 5 độ, định lệ thành Cục (Ngũ nhật vi cục), nhất thiết tuân thủ phối ứng với sự vận động biến hóa của 5 hành, như ngày Thủy, ngày Hỏa, ngày Mộc, ngày Kim, ngày Thổ. Được như vậy, thì không thể chê trách hậu nhân ngày hôm nay toán sai, khi định ngôi vị cho sao Tử vi.


       Dịch cấu tạo gồm 384 hào, lấy 384 hào làm nguyên tắc để noi theo. Sự khởi nguyên, bắt đầu từ hai chữ hào Sơ của Càn Khôn, đó là Tiềm và Lý.


      1. Khởi pháp:


    CÀN

 
Hào Thượng       11       23       35       47       59
Hào ngũ               9       21       33       45       57
Hào tứ                  7       19       31       43       55
Hào tam               5       17       29       41       53
Hào nhị                3       15       27       39       51
Hào sơ                1       13       25        37       49 ......................................................................................
                          36     108     180      252      324

 

    KHÔN


Hào thượng       12       24       36       48       60 (Giáp Tý)
Hào ngũ             10       22       34       46       58
Hào tứ                 8       20       32       44       56
Hào tam              6       18       30       42       54
Hào nhị               4       16       28       40       52
Hào sơ                2       14       26       38       50    ..................................................................................
                         42      114     186      258     330


      2. Định pháp số Đại diễn:


      - Ngày thứ nhất      0       1       2       3      

      - Ngày thứ hai        4       5       6       7      
      - Ngày thứ ba         8       9      10     11       
      - Ngày thứ tư         12     13     14     15
      - Ngày thứ năm     16      17     18     19 (số tính nhuận)
                                ...................................
                                   40      45     50     55 

       3. Thông pháp Tuần số 

     
      - Ngày thứ nhất      0       1       2        3      
      - Ngày thứ hai        4       5       6        7      
      - Ngày thứ ba         8       9      10      11       
      - Ngày thứ         12     13     14      15
      - Ngày thứ năm     16      17     18      19
      - Ngày thứ sáu      20      21      22      23
      - Ngày thứ bảy      24      25      26      27
      - Ngày thứ tám      28      29      30      31
      - Ngày thứ chín     32      33      34      35
      - Ngày thứ mười   36      37      38       39 (luật lữ 78 / 2)
                              .........................................
                                  180    190    200    210 

      4. Toán pháp


      - Ngày thứ nhất và ngày thứ sáu, phối 1 - 6 Hà đồ, định nguyên tắc "2 đích 0 tự phương", số 2 định danh số "cá vị" dụng Lạc thư.

      - Ngày thứ tư và ngày thứ chín, phối 4 - 9 Hà đồ, định Tam biến Cửu dụng Lạc thư.
      - Ngày thứ năm và ngày thứ 10, một 5 một 10 thuận tự Thiên trung, triển khai phối Đẩu với Số. 
     
       Người am tường đã rõ ý của nó, có thể tự suy diễn mối quan hệ giữa Đẩu và Số vậy.
   
      


     

10 nhận xét:

  1. ------------------------

    Hào Sơ là quan trọng nhất. Còn, mất, cát, hung ; ắt sẽ biết được ngay.

    Sơ, đại yếu. Tồn vong cát hung, tắc tương khả tri hĩ.
    初, 大 要。 存 亡 吉 凶, 則 居 可 知 矣。


    Trả lờiXóa
  2. -----------------------

    + "Hán thư - Kinh Phòng truyện" viết:

    "Tiêu quái gọi là Thái âm. Tức quái gọi là Thái dương".

    + Nhan Sư Cổ chú: "Tiêu quái gồm Cấu, Độn, Bĩ,Quán, Bác, Khôn. Tức quái gồm Phục, Lâm, Thái, Đại tráng, Quải, Càn".

    + Chu Hy chép ở đầu sách Chu dịch bản nghĩa có nói: "Thái dương sinh hai quẻ Càn Đoài. Thái âm sinh hai quẻ Cấn Khôn".


    Trả lờiXóa
  3. -------------------------

    Sở Tử Huy viết lời bạt cho sách Khải mông tiểu truyện, đã làm rõ nghĩa của Chu Hy còn thiếu, lập luận của Ông có căn cứ, lý lẽ có hệ thống chặt chẽ. Đã làm rõ nghĩa “Càn Khôn nạp Giáp”,

    - Quẻ Càn từ Giáp đến Nhâm,
    - Quẻ Khôn từ Ất đến Quý,

    Số của nó đều là 9.

    Tuy nhiên Ông ngờ thuyết cho rằng, số 9 của quẻ Càn có khả năng kiêm cả số 6 của quẻ Khôn. Nhưng Khôn âm không thể bao hàm Càn dương. Tử Huy cho rằng, trong số 6, có số 1, 3, 5 (là các số dương), như vậy thì số 9 dương cũng có thể chứa trong số 6 âm. Thực ra học thuyết về số không ngoài chẵn - lẻ, chỉ có một nghĩa đó mà rất nhiều thuyết bàn tới, càng suy luận càng nẩy sinh những luận lý mới, thuyết nào cũng đúng cả.

    Xét, một quẻ sinh 3 con, 3 con sinh 9 cháu. Phép Bát phong của họ Kinh, mỗi quẻ có 3 hào là “sinh”, có 3 hào ngoài là “hành”. Một quẻ sinh 3 cho nên 8 quẻ “biệt sinh” ra 24 “tử tức” (con cháu), 8 quẻ còn “hoà sinh” 24 “tử tức” nữa. Ngoại quái đều có 1 người hành ở một hào. 3 người “hành” vào trong (nội quái) làm khách, cho nên nói: “có ba người khách từ từ đến”. Nhân lấy phép một hào biến của Tả Thị, mỗi quẻ có 6 biến hào làm thành một quẻ, lại hợp 6 lần biến thành 36 quẻ.


    Trả lờiXóa
  4. ----------------------------

    Nạp Giáp

    Điều lệ Dịch học do các nhà Dịch học Hán Nguỵ đề xướng. Cách làm là lấy Bát quái phối hợp với số 10 thiên can. Thiên can bắt đầu từ Giáp, do đó gọi là "Nạp Giáp".

    "Chu Dịch quái đồ thuyết", Chu Chấn viết:

    - "Nạp Giáp là gì vậy ? Xin thưa, nêu Giáp để khái quát 10 ngày. Càn nạp Giáp Nhâm; Khôn nạp Ất Quý; Chấn Tốn nạp Canh Tân; Khảm Ly nạp Mậu Kỷ; Cấn Đoài nạp Bính Đinh, tất cả đều tự dưới mà sinh".

    Thuyết này bắt đầu từ Kinh Phòng thời Tây Hán. "Kinh Thị Dịch truyện - Quyển hạ" viết:

    - "Chia trời đất thành tượng quẻ Càn, quẻ Khôn, bổ xung bằng Giáp Ất Nhâm Quý (Lục Tích chú: Hai quẻ Càn Khôn là gốc của Trời Đất, âm dương, cho nên chia Giáp Ất Nhâm Quý là đầu cuối của Âm dương).
    - Tượng của Chấn Tốn phối với Canh Tân (Lục Tích chú: Canh dương nhập vào Chấn, Tân âm nhập vào Tốn).
    - Tượng Khảm Ly phối với Mậu Kỷ (Lục Tích chú: Mậu dương nhập vào Khảm, Kỷ âm nhập vào Ly).
    - Tượng của Cấn Đoài phối với Bính Đinh (Lục Tích chú: Bính dương nhập vào Cấn, Đinh âm nhập vào Đoài).

    Bát quái chia âm dương, Lục vị phối Ngũ hành, quang minh tứ thông, biến dịch lập tiết".

    Phép Nạp Giáp của Kinh Phòng được dùng để sáng lập hệ thống Bát quái - Lục vị, kết hợp với Quái khí, dùng vào việc chiêm nghiệm tai dị (Phép bói ghi trong Hoả Châu Lâm của đời sau, tất cả đều hợp với thuyết Kinh Phòng).



    Trả lờiXóa
  5. ---------------------

    Thứ tự thuận của Bát quái là từ phải sang trái, tức do: Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn; cho nên dương sinh xoay vòng sáng trái (tả) theo thiên thời, âm trưởng đi theo sang vòng bên phải (hữu), tương phản đúng hướng tốt.

    Bởi vậy Dịch viết: "dịch chi số do nghịch như thành hĩ" (số của Dịch do ngược lại mà thành). Vậy tức là 'Dịch' lấy sự nghịch thuận của số, để chứng minh giải thích mối quan hệ mật thiết giữa bát quái định vị với thiên địa vận hành, phản ánh bối cảnh thiên văn của bát quái.

    SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THIÊN SỐ VÀ ĐỊA SỐ

    Thiên số và Địa số trong quá trình phát triển, quan trọng nhất là Trần Đoàn thời Bắc Tống, ông lập thuyết chủ yếu lấy Thiên số và Địa số của Dịch, làm cơ sở để thông biến với Hà đồ và Lạc thư.

    Trong "Long đồ tự - Long đồ tam biến", Trần Đoàn đã xây dựng học thuyết sáng tỏ về sự diễn biến của Hà đồ - Lạc thư, tức là ông đã dung hòa và kết hợp được giữa Thiên số và Địa số của Dịch, thêm nữa là Kỳ số và Ngẫu số với Ngũ hành sinh thành số, có nghĩa là đệ nhị biến, đem số của "ngôi vị" hợp với thiên số và địa số trong đệ nhất bất biến, thành số dĩ hợp thiên địa, đã thể hiện ý nghĩa sâu xa sự tượng hợp thiên địa, hàm ẩn số thiên địa của Dịch, đúng như trong "Tống văn giám - Long đồ tự - Đồ tam biến" đã nói:

    "Hậu ký hợp dã; thiên nhất cư thượng vị đạo chi tông, địa lục cư hạ vị địa chi bản; thiên tam địa nhị địa tứ vi chi dụng. Tam nhược tại dương tắc tỵ (tránh) cô âm, tại âm tắc tỵ quả (thiếu, ít) dương". (Sau đã được tổng hợp lại: trời là số 1 làm tôn chỉ của đạo. Đất làm số 6 đặt làm gốc của quả đất. Thiên 3, địa 2, địa 4 đều vận dụng vào. Số 3 nếu ở tại dương thì số âm tránh được sự sô độc, còn ở tại âm thì số dương tránh được cô quả".


    Trả lờiXóa
  6. ---------------------

    Gọi là luật chính phản, có nghĩa là chỉ hướng chính và hướng phụ của sự vật.

    Bất cứ sự vật nào trong vũ trụ đều tồn tại hai mặt chính phản (phải trái), tức có chính hướng tất có phản hướng, bao gồm hư thực u ẩn, khai hợp (khép mở), minh ám (sáng tối), trú dạ (ngày đêm), tử sinh, ... Hào dương và hào âm của Dịch kinh, có hắc ngư và bạch ngư trong Thái cực đồ, rồi tới hắc điểm và bạch điểm của Hà đồ Lạc thư, tất cả đều tàng ẩn chứa đựng nguyên lý thư thực chính phản, mà còn đều lấy Kỳ làm chính hướng làm thực, lấy Ngẫu làm phản hướng làm hư; đối với Hà Lạc cũng vậy: Kỳ số là chính là thực, Ngẫu số là phản là hư.

    Luật chính phản là luật đặc hữu của Dịch, là sự phát triển đặc thù của quy luật mâu thuận của Dịch, mà chủ yếu chỉ tính chất hư thực, u hiện (kín lộ), khai hợp (đóng mở), để làm sáng tỏ quy luật chính phản của sự vật. Cụ thể như hào âm của bát quái là hư số, còn Hào là thực số vậy. Cũng như số ẩn (độn số) của Kỳ Môn Độn Giáp, các hào trong Kỳ môn gồm: Độn - Giả - Mộ - Tỵ (tránh) - Huyệt - Phục thì đều thuộc ẩn thuộc hư, còn các hào Kỳ - Môn - Tiến - Du - Phi - Sư thì đều là các hào hiển lộ rõ ràng, là thực. Sau đó Kỳ môn dựa vào đó suy diễn hư thực, chiêm đoán cát hung, đạt đến mục đích tránh được họa, được hưởng phúc.


    Trả lờiXóa
  7. ----------------------

    Số Đại diễn là điển phạm lấy Số mà nghiên cứu Tượng, tuy là số chiêm toán, nhưng lại có mối tương quan mật thiết với vũ trụ sinh thành luận, lý luận này bắt nguồn từ ở Thái Nhất (Bắc Thìn) ở trong bất động, là bối cảnh thiên văn vũ trụ xoay chuyển của 49 ngôi sao bắc đẩu tinh tọa, Mã Dung người thời Hán viết:

    "Hợp thái cực, lưỡng nghi, tứ thời, ngũ hành, thập nhị nguyệt, nhị thập tứ khí vi ngũ thập, nhi giảm khứ bắc thìn chi nhất vi dụng tứ thập cửu. Dịch hữu thái cực vị bắc thìn dã. Thái cực phân lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh nhật nguyệt, nhật nguyệt sinh tứ thời, tứ thời sinh ngũ hành, ngũ hành sinh thập nhị nguyệt, thập nhị nguyệt sinh nhị thấp tứ khí. Bắc thìn cư vị bất động. Kỳ dư tứ thập cửu, chuyển vận nhi dụng dã".


    Trả lờiXóa
  8. -----------------------
    Khi Phục Hy họa vẽ bát quái, hào âm "- -" (2 số) và hào dương "-" (1 số), số tổng của hai số (3 số) đã trở thành tổ của vạn số.

    Số Đại diễn ngoài hàm chứa tính thiên văn ra, thì cũng hàm chứa cả số âm dương, cụ thể là số "dư" từ số Đại diễn sau khi kinh qua tam biến của chiêm phệ, lấy đó trừ đi 4 thì được 9 là lão dương số, được 6 là lão âm số, được 7 là thiếu dương số, được 8 là thiếu âm số, bốn số này cũng tức là âm dương tứ tượng. Ngoài ra, số lão dương và số lão âm được lấy làm tiêu chí của hào dương và hào âm trong Dịch.

    Số Hà Lạc là sự hợp nhất của số thiên địa, số đại diễn và số sinh thành. Tổng số của Hà đồ là "ngũ thập hữu ngũ" (năm mươi dư năm), đây là số tổng hòa trong Dịch, mà Lạc thư tổng số là "tứ thập hữu ngũ" (bốn mươi dư năm).

    Hai số 55 và 45 đại diện cho chính - phản, trái phải của số Đại diễn.

    "Tam thống lịch" đời Ngụy, Mạnh Khang viết: "Thái cực nguyên khí, hàm tam vi nhất", là nói về Thổ khí là nguyên cớ của vạn vật, được gọi là số 'sinh' gồm các số 1, 2, 3, 4, 5, cũng là số để nối tiếp, có trước tất có sau (tương liên).


    Trả lờiXóa
  9. -----------------------

    Thần để biết việc sau, trí để nhớ việc trước (Thần dĩ tri lai, trí dĩ tàng vãng)

    Vì vậy, phải phân biệt rõ số chỉ NGƯỜI và số chỉ VẬT, số chỉ Người buộc phải HỢP với số THẦN, khi toán số cho VẬT thì không cần phối với số Thần.

    Phân ra năm thanh 聲, trong đó gồm cung, thương, giốc, chủy, vũ 宮, 商, 角, 徵, 羽. Thanh âm theo mẫu mực phân làm bốn "bình", "thượng", "khứ", "nhập" ( 平 , 上 , 去 , 入)

    Lấy bề ngoài quan sát Thiên thì nói: Càn nên kiện, tự nhiên cao như thế. Lấy số mà quan sát Thiên thì nói: tác dụng của Thiên có 49, Thiên quả là hữu hình nhưng không thoát khỏi Số, làm ra hình tượng để làm cái vỏ, người xưa nói "Thần tạo vật phi không ngôn" (nói Thần tạo ra vật không phải là lời nói trống rỗng)

    Dùng cái vỏ Càn Khôn, phối Số của mười kỳ, tập trung chỗ thần diệu vận dụng đường hướng, trên cảm với mọi tầng lớp chồng chất. Xem tích tụ của huyền hoàng, không đầu mối mà có thường hằng, hiểu biết cặn kẽ, riêng dùng Thần hội Thể, Số bắt đầu từ hào dương thứ nhất quẻ Phục, thanh âm khởi sinh từ Cung hợp số 81 tích tụ mà ẩn tàng. 36 thể và 72 quẻ để điều-hoà tứ-khí. Tức "hỉ khí" hay khí ấm cuả muà Xuân, "nộ khí" hay khí trong sát phạt cuả muà Thu, "lạc khí" cuả mặt trời lúc đương mùa Hạ và "ai khí" cuả mặt trăng lúc mùa đông. Đây chính là để chỉnh bát-tế, biết hàn-thử, ngõ hầu tuyên-dương sáng chiều, mà thích nghi với tam sự (quốc sự, gia sự, nhân sự) vậy.


    Trả lờiXóa
  10. ---------------------

    Dương Hùng “Thái Huyền Kinh” nói rằng:

    “Số 9 của Tí Ngọ, Sửu Mùi 8, Dần Thân 7, Mão Dậu 6, Thìn Tuất 5, Tỵ Hợi 4, vì vậy Luật 42, Lữ 36, gộp số của Luật Lữ hoặc Hoàn, hoặc Phủ, hễ là số của 78 là số của Hoàng Chung lập ở đó. Lấy nó làm độ, đều sinh Hoàng Chung”. Lại nói rằng: “Số 9 của Giáp Kỷ, Ất Canh 8, Bính Tân 7, Đinh Nhâm 6, Mậu Quý 5. Thanh sinh ở nhật, luật sinh ở thời. Thanh lấy tính chất, luật lấy hòa thanh, thanh luật hợp với nhau mà bát âm sinh”.

    Lại nói: "Dương sinh ở Tí, từ Giáp Tí lấy đến Quý Tỵ. Âm sinh ở Ngọ, từ Giáp Ngọ lấy đến Quý Hợi. Vì vậy 30 mới quay lại lấy Cung khởi Cung là quân. Thương là thần, Giác là dân, đều nhập vào đạo (đường) vậy. Vì thế đều có thể lấy làm đầu. Chuỷ là việc, Vũ là vật, đều nhập vào chỗ dùng vì vậy không thể lấy làm đầu. Ấy là lấy hết ba Giáp mà quay lại bắt đầu ở Cung. Can là thiên, Chi là Địa, âm (nạp âm Ngũ Hành) là người Ngũ Hành của tam tài đủ vậy”.


    Chu Hi nói rằng: “Thanh nhạc là Thổ sinh Kim Mộc Hỏa Thuỷ”


    Trả lờiXóa